Dựng "tường thép" bảo vệ Moscow, tướng lĩnh Nga có thể kê cao gối ngủ?

Trà Khánh |

Sau khi hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 Nudol được triển khai, mạng lưới phòng không bảo vệ Moscow sẽ như bức tường thép không thể vượt qua và luôn đứng vững trước mọi thách thức.

Bức tường thép không thể vượt qua

Ngoài các hệ thống phòng không tầm xa đình đám và đã quá nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông như S-300, S-400 Triumf, lực lượng phòng không Nga còn sở hữu một hệ thống phòng không tầm xa khác có khả năng đánh bại mọi cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào thủ đô Moscow. Đó chính là hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 Amur.

Có một thực tế là Quân đội Nga khá kín tiếng về vai trò cũng như sự phát triển của A-135 Amur – hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ thủ đô nước Nga trong suốt 25 năm qua. Thế nhưng, thông tin về hệ thống này đang dần được Bộ Quốc phòng Nga công khai nhiều hơn nhất là trong thời gian gần đây như một lời cảnh cáo đến bất cứ quốc gia nào có ý định tấn công Moscow.

Dựng tường thép bảo vệ Moscow, tướng lĩnh Nga có thể kê cao gối ngủ? - Ảnh 1.

Hình vẽ hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 Amur với giếng phóng ngầm dưới mặt đất và hệ thống radar tầm xa Don-2N. Ảnh: Sputnik.

Đầu những năm 1970, Quân đội Liên Xô (Nga sau này) ĐÃ bí mật giao cho Cục thiết kế Novator NPO nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo một hệ thống phòng thủ có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công CỦA tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, phải mãi đến năm 1995, hệ thống A-135 Amur đầu tiên mới được Quân đội Nga triển khai.

Ngay trong quá trình phát triển A-135 Amur, dựa trên kết quả đạt được, Moscow cũng lên kế hoạch thiết kế một hệ thống phòng thủ tên lửa khác tiên tiến hơn, sau này được biết tới với cái tên A-235 Nudol. Tuy nhiên, Hệ thống này lại do Cục thiết kế Vympel NPO đảm nhiệm từ cuối những năm 1970.

Như vậy, có thể thấy để đảm bảo Moscow an toàn trước mọi cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo và các loại phương tiện bay có khả năng mang phóng vũ khí hạt nhân, Liên Xô đã lên kế hoạch xây dựng mạng lưới phòng thủ tầm xa từ khá sớm VỚI không chỉ một mà tới hai hệ thống tên lửa đánh chặn.

Việc Liên Xô và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Moscow về cơ bản dựa trên các thỏa thuận trong Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) đã ký với Mỹ năm 1972 nhằm hạn chế số lượng hệ thống phòng thủ tên lửa mà hai bên có thể sở hữu.

Dựng tường thép bảo vệ Moscow, tướng lĩnh Nga có thể kê cao gối ngủ? - Ảnh 3.

Một giếng phóng chứa các tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống A-135. Ảnh: Sputnik.

Sau khi Liên Xô tan rã, cùng với sự ấm lên trong mối quan hệ giữa Moscow và Washington, các hệ thống phòng thủ như A-135 và A-235 dần không còn được Quân đội Nga quan tâm đúng mức. Ngoại trừ các hệ thống A-135 đã được triển khai thì việc xây dựng các hệ thống A-135 mới hay chương trình phát triển A-235 cũng tạm ngưng do bị cắt ngân sách.

Tuy nhiên, việc Nga có thể chung sống hòa bình với Mỹ chỉ là ảo tưởng bởi đến năm 2002 Washington đơn phương rút khỏi hiệp ước ABM khi nó hết hiệu lực. Chính điều này đã buộc Moscow phải tái triển khai lại chương trình phát triển A-235, đồng thời giao do Tập đoàn Almaz-Antey phụ trách thay vì Vympel NPO.

Quá trình thử các thành phần chiến đấu TRONG hệ thống phòng thủ tên lửa A-235 được Almaz-Antey liên tiếp thực hiện trong năm 2014, 2018 và 2019 với khoảng 10 lần phóng. Về cơ bản hệ thống này đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức được đưa vào trang bị.

Sau khi A-235 được triển khai, mạng lưới phòng không bảo vệ Moscow sẽ giống như một bức tường thép không thể vượt qua bởi hệ thống này có thể đánh chặn mọi mục tiêu từ cự ly 1.500km, ở mọi độ cao kể cả ngoài không gian.

Đáp trả mọi thách thức

Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, A-235 Nudol sẽ sử dụng chung hệ thống radar tầm xa Don-2N với các hệ thống A-135, vốn được bố trí ở ngoại ô Moscow. Tuy nhiên, giữa hai hệ thống phòng thủ này lại có nhiều điểm khác biệt:

Thứ nhất, Ngoài tên lửa đạn đạo, A-235 còn có thể đảm nhận việc đánh chặn các mục tiêu như phương tiện vũ trụ có người lái hoặc không người lái trên không gian.

Có nhiều thông tin cho thấy vụ thử tên lửa chống vệ tinh từ mặt đất (DA-ASAT) mà Nga thực hiện hôm 15/4 được tiến hành từ một hệ thống A-235.

Dựng tường thép bảo vệ Moscow, tướng lĩnh Nga có thể kê cao gối ngủ? - Ảnh 4.

Một xe đặc chủng mang theo đạn tên lửa mới của hệ thống A-235 trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: RT.

Thứ hai, A-235 được trang bị nhiều loại tên lửa khác nhau, có tầm bắn lên tới 1.500km với tốc độ bay có thể đạt tới Mach 10 (tương đương 12.370 km/h). Ngoài ra, tên lửa của A-235 đánh chặn mục tiêu bằng "động năng", khi lao thẳng vào chúng với với vận tốc cực nhanh. Đặc biệt tên lửa không dùng đến đầu đạn phân mảnh hay đầu đạn hạt nhân.

Thứ ba, Một đặc điểm khác tạo nên sự vượt trội của A-235 chính là tính cơ động, khi nó có thể triển khai các tên lửa đánh chặn từ các bệ phóng di động thay vì sử dụng các giếng phóng ngầm dưới đất như A-135.

Thứ ba, Một đặc điểm khác tạo nên sự vượt trội của A-235 chính là tính cơ động, bởi chúng có thể triển khai trên các bệ phóng di động thay vì các giếng phóng ngầm cố định dưới lòng đất như A-135.

Mặc dù A-235 có nhiều cải tiến đáng kể so với A-135, nhưng về cơ bản các hệ thống Amur vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng trời Moscos từ xa. 

So với phiên bản đầu tiên, các hệ thống A-135 hiện tại đều được vận hành hoàn toàn tự động, không cần sự tham gia của con người mà vẫn đủ khả năng đẩy lùi một cuộc tấn công tên lửa từ bất kỳ hướng nào, phân biệt ĐƯỢC đầu đạn thật với mục tiêu giả trang bị trên các mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hiện đại của đối phương.

Theo chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập Tạp chí Arsenal of the Fatherland của Nga, chức năng và nhiệm vụ của A-235 Nudol không khác gì A-135 Amur bởi chúng đều được tạo ra để bảo vệ Moscow cũng như các tổ hợp công nghiệp quan trọng của nước Nga. 

Ngoài ra, A-235 có khả năng đánh chặn các mục tiêu ở tầng trung lưu, nghĩa là, có thể tiêu diệt các vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp, phù hợp với yêu cầu tác chiến của Quân đội Nga trong bối cảnh Mỹ có ý định triển khai vũ khí trên không gian vũ trụ.

"Ngoài ra, cũng phải tính đến học thuyết tấn công nhanh toàn cầu (Prompt Global Strike) của Mỹ, vì thế bệ phóng di động của A-235 có thể nhanh chóng cơ động thay đổi vị trí, rời khỏi khu vực có thể bị tấn công. Đây là tính năng mà các hệ thống A-135 trước đây không có được", chuyên gia Viktor Murakhovsky nhấn mạnh.

Nga thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn mới cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo A-235.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại