"Ác mộng" ngỡ biến mất sau Cách mạng văn hóa đã trở lại ám ảnh TQ: Rủi ro kinh tế không tăng trưởng chút nào

Thu Ngọc |

Dù Trung Quốc đang nỗ lực tái khởi động hoạt động kinh tế xã hội sau ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19, tương lai phía trước vẫn khá mờ mịt - CNN đánh giá.

Không nên đặt kỳ vọng tăng trưởng

Dịch bệnh COVID-19 có thể "thổi bay" tăng trưởng kinh tế và đẩy hàng triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.

Theo dự đoán gần đây của giới chuyên gia kinh tế, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm nay tại Trung Quốc sẽ ở mức chỉ 1% hoặc 2%, giảm từ mức 6.1% năm 2009. Các chuyên gia của ngân hàng UBS và Goldman Sachs đã dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay chỉ ở mức 1.5% và 3%.

Đầu tuần này, Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo rằng trong một kịch bản xấu nhất, nền kinh tế quy mô 14.000 tỉ USD này có thể không tăng trưởng. Năm nay có khả năng đánh dấu thành tích kinh tế yếu nhất của Trung Quốc trong 44 năm qua - kể từ thời điểm nước này bước ra khỏi Đại cách mạng văn hóa. 

Theo CNN, kịch bản này thậm chí còn tồi tệ hơn cả thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và hồi năm 1990 khi phương Tây áp dụng các cấm vận lên Trung Quốc do những biến động năm 1989.

Thậm chí các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, những quan chức luôn đặt mục tiêu tăng trường GDP hàng năm kể từ kinh tế Trung Quốc mở cửa vào năm 1985 đến nay, đã rất ngần ngại khi làm việc này trong năm nay.

Một chuyên gia của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) chia sẻ tuần này rằng chính phủ không nên đạt mục tiêu tăng trưởng gì cho năm nay.

Rất khó để đạt mục tiêu tăng trưởng 4%-5%. Nhiều người dự đoán tốc độ này giảm xuống mức 1% hoặc 2% mà thôi. Như vậy mới khả thi.

Ma Jun - thành viên chính sách tiền tệ PBOC

Nhận định trên được ông Ma đưa ra trong bài phỏng vấn với Economic Daily - tờ báo được gọi là "trận địa dư luận quan trọng của trung ương đảng [Cộng sản Trung Quốc] và Quốc vụ viện trong chỉ đạo công tác kinh tế cả nước".

Cũng theo ông Ma, trong bối cảnh kinh tế bất ổn như hiện nay, Bắc Kinh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định nên tung ra gói kích thích tiền tệ và tài khóa nào để vực dậy nền kinh tế.

Theo ông, một mục tiêu tăng trưởng “phi thực tế” có thể khiến cho chính quyền các địa phương mạnh tay chi tiền vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ hầu như không có tác dụng giảm bớt tình trạng thất nghiệp hay cải thiện cuộc sống người dân trong ngắn hạn.

Cần nhiều sự hỗ trợ

Theo kết quả nghiên cứu chính thức vừa công bố tuần này, nhờ các một loạt các biện pháp kích thích kinh tế, ngành sản xuất Trung Quốc tháng 3 đã có dấu hiệu hồi phục tích cực, sau kết quả yếu kém của một tháng trước đó.

Chính phủ Trung Quốc ngày 31/1 công bố gói hỗ trợ tài chính bổ sung cho doanh nghiệp nhỏ trị giá hơn 3 nghìn tỉ NDT (tương đương 423 tỉ USD). PBOC sẽ cung cấp thêm 1 nghìn tỉ NDT (141 tỉ USD) cho các ngân hàng quy mô nhỏ và vừa và giảm bớt quy định về lượng tiền mặt dữ trữ. Cả hai biện pháp này đều nhằm tăng cường lượng vốn tín dụng cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Trước đó, PBOC đã tăng cường tính thanh khoản khi bơm vào thị trường 1.65 nghìn tỉ NDT (232 tỉ USD). Đồng thời, chính phủ cũng dành riêng khoản ngân sách trị giá tối thiểu 116.9 tỉ NDT trong gói kích thích kinh tế để làm kinh phí chống dịch COVID-19.

Thông cáo hôm thứ Ba bao gồm cam kết của chính phủ tăng gấp đôi tiền trợ cấp tạm thời cho các gia đình thu nhập thấp và những người thất nghiệp trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6. Chính phủ không công bố thông tin về công bố chi tiết về con số nhưng nhấn mạnh quyết định này sẽ hỗ trợ cuộc sống cho hơn 67 triệu người dân.

"Chúng tôi tin rằng các biện pháp hỗ trợ tài chính doanh nghiệp đặc biệt cho SMEs và các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 sẽ là chính sách kinh tế và xã hội hiệu quả nhất tại thời điểm này," trích chia sẻ của ông Ting Lu, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura.

Bắc Kinh cũng mong muốn phục hồi ngành công nghiệp ô tô sau khi chứng kiến doanh số sụt giảm tới 42% trong hai tháng đầu năm. Chính phủ sẽ kéo dài thời gian miễn thuế và trợ cấp cho xe ô tô điện đồng thời giảm thuế kinh doanh cho xe ô tô đã qua sử dụng từ tháng 5 năm nay cho đến hết năm 2023.

Một nghiên cứu khác công bố hôm qua cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đã tăng trưởng yếu trong tháng 3 khi các nhà máy hoạt động trở lại, sau khi chính phủ nới lỏng lệnh phong tỏa trên diện rộng và hạn chế di chuyển.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Caixin/Markit (PMI) tăng lên 50.1 từ mức thấp kỉ lục 40.3 của tháng 2. Chỉ số này tăng trên 50 có nghĩa là kinh tế đang tăng trưởng, ngược lại là suy giảm. Theo báo cáo của chuyên gia phân tích hãng Capital Economics, chỉ số PMI cho thấy hoạt động kinh tế đã chạm đáy nhưng kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

"Nghiên cứu chỉ ra rằng sau tháng 2 đình trệ, các hoạt động kinh tế hơn một nửa số doanh nghiệp đã cải thiện. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang trải qua sự hồi phục yếu. Chỉ số PMI thấp tương đồng với nhận định của chúng tôi rằng Trung Quốc đang bắt đầu hồi phục sau đại dịch COVID-19," trích báo cáo của Capital Economics.

Ác mộng ngỡ biến mất sau Cách mạng văn hóa đã trở lại ám ảnh TQ: Rủi ro kinh tế không tăng trưởng chút nào - Ảnh 2.

Từng là một trung tâm sản xuất thịnh vượng, thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đăng chật vật phục hồi hoạt động sau thời gian chống dịch COVID-19 (Ảnh: đang phải vật lộn để phục hồi sau sự bùng phát của coronavirus (Ảnh: He Huifeng/SCMP)

Hàng triệu lao động có nguy cơ mất việc

Hãng Capital Economics là một trong những tập đoàn đưa ra nhận định lạc quan nhất đối với triển vọng kinh tế Trung Quốc trong năm nay. Tốc độ GDP sẽ giảm 16% trong quý một và dự báo ở mức 3% trong cả năm nay.

Trung Quốc sẽ đối mặt với hai trở ngại chính khi muốn vực dậy nền kinh tế. Một là nhu cầu hàng hóa từ các nước trên thế giới yếu do dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu và hai là khả năng xảy ra làn sóng nhiễm bệnh COVID-19 thứ 2.

Hãng Nomura đự đoán kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay, khiến cho hàng triệu lao động mất việc làm.

"Chúng tôi dự đoán chỉ riêng hoạt động xuất khẩu giảm sút đã khiến cho 18 triệu lao động thất nghiệp trong quý 2," ông Lu nhận định.

Bà Tao Wang, kinh tế trưởng về Trung Quốc của hãng UBS, nói rằng Bắc Kinh nên thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho cá nhân, thị trường lao động và hệ thống y tế, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và cắt giảm lãi suất.

"Ngoài ra, thay vì [chỉ tập trung] kiểm soát dịch, chúng tôi kỳ vọng chính phủ hạ đáng kể mức mục tiêu tăng trưởng GDP hoặc hồi phục các hoạt động kinh tế, giảm tỉ lệ đói nghèo và hỗ trợ thị trường lao động," bà Tao nói.

Ác mộng ngỡ biến mất sau Cách mạng văn hóa đã trở lại ám ảnh TQ: Rủi ro kinh tế không tăng trưởng chút nào - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại