Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát

Bạch Dương |

Các tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của không quân Na Uy đã lần đầu tiên hoạt động trong khuôn khổ một nhiệm vụ của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO khi tham gia đánh chặn máy bay Nga.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 1.

Vào tháng 11-2008, Bộ Quốc phòng Na Uy tuyên bố tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II đã chiến thắng trong cuộc đấu thầu cung cấp chiến đấu cơ thế hệ mới cho không quân nước này.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 2.

Các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II sẽ nhận trọng trách thay thế 57 chiếc F-16 Fighting Falcon lỗi thời, dự kiến sẽ bị rút khỏi biên chế vào năm 2022.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 3.

Bộ Quốc phòng Na Uy có kế hoạch mua sắm tới 52 chiếc F-35A sản xuất mới. Giá trị hợp đồng ước tính vào khoảng 83,3 tỷ Kro (tương đương 9,163 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại).

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 4.

Chiếc F-35 đầu tiên của không quân Na Uy đã được bàn giao tại một buổi lễ tổ chức vào ngày 22-9-2015 tại căn cứ Fort Worth, bang Texas. Ba chiếc F-35A đầu tiên hạ cánh xuống căn cứ Erland vào ngày 3-11-2017.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 5.

Hiện tại tổng số tiêm kích tàng hình F-35A đã có mặt tại Na Uy là 15 chiếc, đây chính là một phần của phi đội máy bay chiến đấu số 332 đóng tại căn cứ không quân Erland.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 6.

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, từ năm 2018, không quân Na Uy sẽ nhận được 6 chiếc F-35 mỗi năm cho đến năm 2024. Tuổi thọ của máy bay chiến đấu F-35 ước tính khoảng 40 năm, tương ứng 8.000 giờ bay.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 7.

Đến tháng 11-2019, Na Uy trở thành quốc gia châu Âu thứ ba công bố tiêm kích F-35A Lightning II đã đạt được trạng thái sẵn sàng hoạt động ban đầu để sử dụng trong chiến đấu (sau Anh và Italia).

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 8.

Trong 2 năm qua, Na Uy đã tiến hành các cuộc thử nghiệm đánh giá F-35A trên lãnh thổ của họ, bao gồm sử dụng trong mùa đông, hoạt động ở các khu vực phía Bắc, tương tác với lục quân, hải quân và không quân nước này.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 9.

Na Uy cho biết tới đầu năm 2020, các tiêm kích F-35 sẽ được triển khai tại Iceland để tuần tra không phận nước này dưới sự bảo trợ của NATO. Đến năm 2022, Na Uy sẽ nhận đủ số lượng F-35, điều này cho phép Oslo thực hiện nhiệm vụ "phản ứng nhanh".

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 10.

Không lâu sau khi chính thức được triển khai để làm nhiệm vụ, tiêm kích tàng hình F-35A của không quân Na Uy đã tiến hành hoạt động tác chiến đầu tiên trong đội hình lực lượng vũ trang NATO.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 11.

Theo báo cáo, vào hôm 8-3-2020, tiêm kích F-35A của Na Uy đã chặn 2 máy bay trinh sát hàng hải Tu-142MR và phiên bản tuần tra chống ngầm Tu-142MK của Nga.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 12.

Đáng chú ý là biên đội Tu-142 được bảo vệ bởi tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31, chúng bay trong không phận quốc tế phía Nam của khu vực gọi là "khoảng trống GIUK" (Greenland - Iceland - Anh).

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 13.

Sau khi bị tiêm kích F-35 của Na Uy chặn, biên đội chiến đấu cơ Nga đã rút lui, vì vậy nhiệm vụ của không quân Na Uy được nhận xét là "thành công".

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 14.

Trong phi vụ hộ tống trên, ngoài tiêm kích F-35A của không quân Na Uy còn có cả chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của không lực hoàng gia Anh hỗ trợ.

Biên đội máy bay chiến đấu Nga rút lui sau khi bị F-35 áp sát - Ảnh 15.

Mặc dù có sự kèm sát nhau nhưng theo báo cáo, phi công hai bên đã hành xử rất chuyên nghiệp và không để phát sinh bất cứ tình huống gây căng thẳng nào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại