Tên lửa Israel đánh thẳng vào đầu não của Syria, người Nga biện hộ S-300 không "vô dụng"?

Bảo Lam |

Chuyên gia người Australia Richard Frank khẳng định rằng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã học được cách "qua mặt" các tổ hợp phòng không do Nga chế tạo.

Không quân Israel coi không phận Syria như "chốn không người"?

Năm 2018, Nga đã chuyển giao cho Quân đội Arab Syria (SAA) các tổ hợp S-300 để tăng cường khả năng phòng không của quốc gia đồng minh Trung Đông.

Tuy nhiên cho đến nay, lãnh thổ Syria vẫn đang phải hứng chịu không kích của Không quân Israel, đồng thời không hề có thông tin về những thiệt hại của đối phương trong các cuộc không kích nhằm vào Damacus.

Sự việc mới đây liên quan tới hệ thống phòng không Syria đã xảy ra hôm 6/2/2020. 4 chiếc tiêm kích F-16 của Israel đã triển khai những không kích vào ngoại ô thủ đô Damacus, mà không tiến vào không phận Syria.

Tên lửa phòng không Syria đã bắn trả và chỉ suýt chút nữa đã bắn trúng vào chiếc máy bay chở khách Airbus A-320 với 172 người từ Tehran đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Damacus.

Thảm kịch không xảy ra bởi kinh nghiệm của các điều phối viên không lưu Syria, những người đã chuyển hướng chiếc máy bay dân dụng này sang một sân bay dự phòng.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao Nga lại cung cấp S-300 cho Syria nếu máy bay Israel vẫn tiếp tục bắn phá ngay cả thủ đô Damacus, lẫn những người Iran có mặt trên lãnh thổ Syria?

Tại sao một hệ thống phòng không được đánh giá là hiệu quả lại “câm như hến”?

Tên lửa Israel đánh trúng kho vũ khí của Quân đội Syria ở Damascus rạng sáng 06/02/2020.

"Lỗi" không phải ở hệ thống S-300 của Nga?

Các ý kiến liên quan tới S-300 của Nga tại Syria hiện tại không thống nhất. Chuyên gia người Australia Richard Frank khẳng định rằng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã học được cách "qua mặt" các tổ hợp phòng không do Nga chế tạo.

Nhưng quan điểm này, nhiều khả năng không đúng với thực tế và chỉ nhằm mục đích thuyết phục độc giả phương Tây rằng vũ khí do Nga sản xuất có chất lượng thấp.

Vấn đề ở chỗ máy bay Israel đã tránh tiến vào không phận Syria. Đa số các cuộc tập kích đều được khai hỏa từ không phận Lebanon. Chính vì vậy, phòng không Damacus không thể làm gì được chúng.

Nếu tên lửa Syria bắn rơi máy bay Israel trên bầu trời Lebanon, thì Damacus sẽ bị coi là kẻ xâm lược, điều mà chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad không bao giờ muốn trong bối cảnh chính trị hiện nay.

Ngoài ra, những yếu tố địa lý cũng gây ảnh hưởng tới khả năng tác chiến của các hệ thống phòng không. Khi phi công Israel thực hiện không kích vào các mục tiêu trong lãnh thổ Syria, thông thường họ sẽ khai hỏa từ thung lũng Bekaa được các dãy núi bao quanh.

Tên lửa Israel đánh thẳng vào đầu não của Syria, người Nga biện hộ S-300 không vô dụng? - Ảnh 3.

Máy bay chiến đấu Israel thường bay thấp dọc theo bờ biển và bất ngờ di chuyển tới thung lũng Bekaa ở Lebanon nhằm không kích Syria.

Máy bay bất ngờ xuất hiện từ các sườn núi và sau khi khai hỏa tên lửa vào lãnh thổ Syria, chúng biến mất một cách chớp nhoáng như cách người Israel bình luận: “Phi công Israel đã ngồi uống cafe tại căn cứ, trong khi phòng không Syria vẫn đang đi tìm mục tiêu trên không”.

Thêm một giả thuyết nữa mà thường được đề cập là trình độ của lính Syria khi vận hành những hệ thống phòng không hiện đại và phức tạp như S-300, mặc dù kể từ khi các được bàn giao cho Damacus, Nga hoàn toàn có thể huấn luyện sĩ quan phòng không Syria làm chủ vũ khí mới.

Một giả thuyết không kém phần thú vị cho rằng S-300 được bố trí không hợp lý tại vùng đồi núi, gây nên những cản trở đáng kể cho sự hiệu quả của hệ thống và cũng khiến máy bay tác chiến điện tử Israel tiếp cận gây nhiễu sóng để máy bay chiến đấu của Israel tấn công.

Suy cho cùng, nhiều khả năng hệ thống S-300, chưa từng được sử dụng nhằm đối phó máy bay Israel thường xuyên đánh “vỗ mặt” Syria từ lãnh thổ Lebanon và việc đánh giá hiệu quả chiến đấu của hệ thống là điều hoàn toàn vô nghĩa.

Hơn thế nữa, việc sử dụng vũ khí Nga nhằm vào máy bay chiến đấu Israel không chỉ là vấn đề quân sự và kỹ thuật, mà còn là cả chính trị.

Nga đang muốn có được mối "quan hệ đặc biệt" không chỉ với Syria, mà còn với cả Israel khi tuyên bố về sự tồn tại của các kênh liên lạc quân sự giữa Moscow và Tel-Aviv.

Nga bàn giao hệ thống S-300 cho quân đội Syria năm 2018 (Nguồn RT).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại