Thêm một quốc gia hối thúc Nga sớm chuyển giao S-400 mặc Mỹ "nổi đóa"

Vũ Thu Hương |

Ấn Độ muốn Nga đẩy nhanh tiến độ giao hệ thống phòng thủ tân tiến S-400. Việc Ấn Độ mua S-400 và 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp theo thỏa thuận ký năm 2016 được đánh giá là cuộc chơi thay đổi khả năng quân sự của nước này trong khu vực.

Theo Times of India, Ấn Độ muốn Nga đẩy nhanh tiến độ giao hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 sau khi đã trả khoản tiền đầu tiên khoảng 6,000 Rs để mua. S-400 có thể phát hiện, theo dõi và tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay phản lực, do thám, tên lửa và máy bay không người lái ở khoảng cách 380km.

Việc chuyển giao 5 hệ thống S-400, theo thỏa thuận trị giá 5,43 tỷ USD được ký kết hồi tháng 10/2018 sẽ được thảo luận trong ủy ban liên chính phủ Ấn Độ và Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự lần thứ 19 được tổ chức tại Nga hôm nay, các nguồn tin cho hay.

Việc Ấn Độ thuê tàu ngầm tấn công hạt nhân Akula-1 theo thỏa thuận trị giá hơn 3 tỷ USD được ký kết hồi tháng 3 năm nay cũng như hiệp ước hậu cần quân sự đối ứng cũng sẽ được bàn tới trong các cuộc đàm phán giữa bộ trưởng quốc phòng hai bên.

Ấn Độ cũng gia hạn hợp đồng thuê INS Chakra cho đến khi tàu ngầm Akula-1 sẵn sàng được hoạt động trong quân đội Ấn Độ vào năm 2025.

Nhưng với S-400, lịch chuyển giao vũ khí này ban đầu dự kiến khoảng tháng 10/2020 và kết thúc vào tháng 4/2023 sẽ được đẩy nhanh hơn. Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự kiến sẽ thăm cơ sở sản xuất vũ khí này ở Nga vào ngày mai.

Gần đây Ấn Độ và Nga đã xây dựng cơ chế thanh toán tiền nhằm tránh lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm chống lại hệ thống vũ khí Nga.

Theo đó, 15% giá trị hợp đồng mua S-400 đã được thanh toán ngay và số còn lại sẽ được chuyển dần khi nhận được hàng.

Nga đảm bảo với Ấn Độ sẽ tuân thủ kế hoạch giao hàng đúng hạn định. Tuy nhiên, Ấn Độ đang cố đẩy nhanh lịch trình giao hàng.

Việc Ấn Độ mua S-400 và 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp theo thỏa thuận ký năm 2016 được đánh giá là cuộc chơi thay đổi khả năng quân sự của nước này trong khu vực.

Năm 2019, do những thay đổi của tình hình Trung Đông và chiến sự Syria, nhiều loại vũ khí trang bị đã "có cơ hội thể hiện mình" trên chiến trường, trong đó có máy bay F-35, Su-35, xe tăng Leopard 2 và máy bay không người lái Global Hawk.

Tuy nhiên, loại vũ khí đươc nhắc đến nhiều nhất trong năm 2019 lại là hệ thống phòng không S-400 của Nga. S-400 thu hút sự chú ý không phải vì nó tạo ra chiến tích đặc biệt nào, mà vì nó đã làm rạn nứt quan hệ đồng minh Mỹ - Thổ và cũng tạo ra nhiều "tai tiếng" cho các đồng minh của Mỹ.

S-400 đã trở thành hệ thống tên lửa phòng không có trong biên chế của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này dường như đã "tát vào mặt" Mỹ và tặng "một cú đấm" cho các đồng minh NATO.

Thời gian qua, NATO và Mỹ không ngừng bao vây cấm vận Nga, thương vụ S-400 là "cú phản đòn ngoạn mục" của Nga đối với Mỹ và NATO. Hiện tại, "thế lực" của Nga đã xâm nhập vào Biển Đen - Thổ Nhĩ Kỳ - Syria - Ai Cập - Libya.

Ngoài ra, quan hệ giữa Nga và Iran, Saudi Arabia và các nước khác đã duy trì sự phát triển tốt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại