Độc chiêu xuất sắc của Nga khiến nhiều nước “mê đắm” với S-400 và buộc Mỹ phải “nổi đóa” với Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ

Vũ Thu Hương |

“Thông qua việc quảng bá có trọng tâm các hệ thống vũ khí như S-400, Nga đã lợi dụng nhu cầu về việc tăng cường an ninh của các đối tác Mỹ và tạo nên các thách thức cả về pháp lý lẫn kỹ thuật cho chúng tôi trong việc mang lại cho các đối tác khả năng phòng thủ tân tiến nhất”, quan chức Mỹ nhận định.

Theo The Hindu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị quân sự Clarke Cooper cho biết việc bán vũ khí và hỗ trợ an ninh của các nước như Nga , Trung Quốc đang làm giảm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ đồng thời làm gia tăng sức mạnh của nước này.

Một tháng sau khi Bộ trưởng Nội vụ Jaishankar tuyên bố ông "đã hoàn toàn bị thuyết phục" rằng ông có thể đã thuyết phục được Mỹ trong quyết định ngăn cản Ấn Độ mua S-400 của Nga, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về các vấn đề quân sự chính trị Clarke Cooper đã chỉ rõ rằng Nga và Trung Quốc đã lợi dụng yêu cầu về an ninh quốc gia để lôi kéo đối tác quốc phòng của Mỹ.

Các quốc gia như Nga và Trung Quốc đang lợi dụng việc bán vũ khí và hỗ trợ an ninh hòng làm giảm ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ và gia tăng sức mạnh riêng của nước này, ông Cooper cho biết hôm 31/10.

"Thông qua việc quảng cáo có trọng tâm các hệ thống vũ khí như S-400, Nga đã lợi dụng nhu cầu về việc tăng cường an ninh của các đối tác Mỹ và tạo nên các thách thức cả về pháp lý lẫn kỹ thuật cho chúng tôi trong việc mang lại cho các đối tác khả năng phòng thủ tân tiến nhất", ông Cooper nhận định.

Ấn Độ quyết định mua S-400 với giá 5,2 tỉ USD vào năm 2018, một quyết định khiến Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt dựa theo đạo luật CAATSA.

Khi Tổng thống Mỹ có quyền áp đặt các chính sách, luật khác nhau, nhiều lần các nước, bao gồm cả Ấn Độ đứng trước nguy cơ bị trừng phạt khi có thỏa thuận mua vũ khí Nga.

Mỹ đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của NATO đang mua S-400, về việc phải gánh chịu lệnh trừng phạt CAATSA, tuy nhiên cho đến nay lệnh trừng phạt vẫn chưa được áp đặt. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã bị khước từ tham gia vào chương trình chế tạo máy bay phản lực F-35 của Mỹ.

Ông Clarke khẳng định CAATSA không nhằm mục tiêu vào dòng sản phẩm bền vững của Moscow mà đơn giản là hướng tới việc giảm thiểu các vụ mua bán vũ khí.

Mỹ lo ngại về sự suy yếu ảnh hưởng của nước này trên thế giới dưới thời của Tổng thống Donald Trump.

Ông Cooper cũng coi Nga và Trung Quốc là những đối thủ chiến lược của Mỹ, khi hai nước này đã có những bước đi nhằm cung cấp vũ khí một cách rộng rãi ra toàn thế giới.

"Đã từ rất lâu rồi súng trường AK-47 trở thành biểu tượng của các lực lượng vũ trang do Liên Xô cũ hậu thuẫn từ Đông Nam Á cho đến Châu Phi.

Ngày nay Nga đang nỗ lực để các phiên bản tên lửa phòng không S-400 của mình được sử dụng trên toàn thế giới, trong khi đó Trung Quốc đang cung cấp nhiều loại khí tài quân sự, từ xe bọc thép chở quân cho đến máy bay chiến đấu không người lái", ông Cooper nói.

Thứ trưởng Mỹ cũng nhận định đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ bắt đầu đánh mất sự thống trị về doanh thu bán vũ khí khi nhiều nước "đang muốn hợp tác với Mỹ về vấn đề quốc phòng và an ninh không phải trên cơ sở bắt buộc, mà coi Mỹ là một trong nhiều lựa chọn mà họ có".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại