Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà

ĐĂNG KHOA |

Sau sự cố nước nhiễm dầu thải, Viwasupco đưa máy móc vào hút bùn, múc đất tại lòng kênh dẫn nước Sông Đà kéo dài khoảng 4km.

Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà - Ảnh 1.

Những ngày này, tổ xử lý hiện trường của Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tiếp tục cho hút bùn trên kênh dẫn nước sạch sông Đà để loại bỏ dầu bám dính, sau khi múc bùn đất từ khe núi, lòng suối chảy vào kênh dẫn.

Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà - Ảnh 2.

Bùn khi hút lên được bơm đổ vào các túi lọc khổng lồ nhằm loại bỏ dầu lẫn trong nước và bùn đất.

Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà - Ảnh 3.

Sau đó, bùn được tập kết tạm thời tại hồ chứa lớn để vận chuyển đến nơi xử lý. Các hồ có chiều dài 20-40 m, rộng 15-20 m, chứa hàng trăm khối bùn loãng.

Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà - Ảnh 4.

Cùng với đó, cán bộ thuộc Viện Công nghệ và phân tích Môi trường cũng có mặt thu thập mẫu nước tại 3 điểm để mang đi kiểm tra.

Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà - Ảnh 5.

Dự kiến, lực lượng cứu hộ sẽ tiếp tục xử lý môi trường tại đây trong 1 tuần nữa mới kết thúc.

Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà - Ảnh 6.

Biển cảnh báo cũng được đặt ven đường liên xã Quyết Tiến - Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình trong thời gian xử lý sự cố ô nhiễm.

Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà - Ảnh 7.

Một ao cá của người dân Hòa Bình nằm cách sườn dốc bị đổ dầu thải khoảng 300 m cũng được nạo vét sạch sẽ.

Cận cảnh quá trình xử lý bùn nhiễm dầu thải trên kênh dẫn nước Sông Đà - Ảnh 8.

Khối lượng lớn đất, đá dưới lòng suối Trầm cũng được nạo vét. Việc nạo vét bùn được thực hiện trên khu vực kéo dài khoảng 4 km, từ lòng kênh dẫn nước ngược lên đầu nguồn.

Ngày 8/10, nhóm Lý Đình Vũ (SN 1982, trú ở Thuận Thành, Bắc Ninh) đưa chất thải về xóm Quyết Tiến (xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) để đổ trộm.

Dầu thải sau đó đổ xuống con suối Trâm - một trong ba nguồn cung cấp nước cho Nhà máy Nước sạch sông Đà. Sáng 9/10, Công ty nước sạch sông Đà thuê khoảng 50 người dân vớt dầu.

Họ vớt được khoảng 100 lít váng dầu lẫn nước, 7 bao tải cỏ và rác dính dầu, 4 m3 khối cát trộn dầu. Ngày 10/10, nhiều hộ dân ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... (Hà Nội) phát hiện nước sạch sông Đà có mùi hắc như dầu cháy.

Ngày 14/10, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình). Sau đó, dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà.

Sự việc được một số cán bộ công ty phát hiện sáng 9/10, nhưng không báo cáo cơ quan chức năng; không ngăn chặn ô nhiễm. Ngày 15/10, Hà Nội họp báo cho biết nước bị nhiễm độc và đưa ra khuyến cáo "chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống".

Nước sạch bị ô nhiễm gây ảnh hưởng cuộc sống của hơn 250.000 hộ, tương đương 18% số hộ dân Hà Nội.

Ngày 17/10, Công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235, Bộ luật hình sự 2015. Ba nghi phạm Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám và Lý Đình Vũ bị giữ trong hai ngày 17 và 20/10.

Nhóm này khai chở dầu bằng xe tải từ Công ty Gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) đến đổ ở khe núi huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình hôm 8/10. Ngày 22/10, Hà Nội công bố nước sông Đà được xử lý an toàn, có thể dùng để ăn uống.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại