Nếu chiến tranh với Iran, Hải quân Mỹ sẽ điều chiến hạm nào ra trận đầu tiên?

Lâm Vy |

Theo nhà báo quốc phòng David Axe, nếu Mỹ và Iran đi đến chiến tranh ở Vịnh Ba Tư, các tàu chiến cỡ nhỏ nhất của Hải quân Mỹ có thể là những tàu đầu tiên xung trận.

Những chiến hạm tưởng chừng bị lãng quên

13 tàu tuần tra lớp Cyclone của Hải quân Mỹ còn được gọi là PC, viết tắt của "patrol" (tuần tra) và "coastal" (bờ biển), mỗi tàu có lượng giãn nước 330 tấn. Trong khi đó, mỗi tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ có lượng giãn nước tới hơn 9.000 tấn. Kíp thủy thủ tiêu chuẩn trên một tàu Cyclone gồm 28 sĩ quan và thủy thủ.

10 tàu Cyclone, với căn cứ đặt tại Bahrain, bao gồm lực lượng tiên phong hải quân của Mỹ ở vịnh Ba Tư. Chúng là các tàu chiến duy nhất của Mỹ hoạt động thường trực ngoài khơi Iran. Các tàu chiến cỡ lớn khác được triển khai tới khu vực này một cách định kỳ.

Tàu tuần tra Cyclone không được biết đến rộng rãi. Trước đây, ngay cả Hải quân Mỹ cũng không đánh giá cao mẫu tàu dài 55m này, bất chất những nguy hiểm cùng cực mà chúng từng trải qua trong thời chiến.

Quốc hội Mỹ thậm chí đã loại các tàu tuần tra Cyclone ra khỏi danh sách 280 chiến mà Hải quân Mỹ dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột quy mô lớn ở tương lai.

Nếu chiến tranh với Iran, Hải quân Mỹ sẽ điều chiến hạm nào ra trận đầu tiên? - Ảnh 1.

Các tàu tuần tra lớp Cyclone của Hải quân Mỹ tại vịnh Ba Tư năm 2015.

Mỗi tàu Cyclone trang bị 2 pháo hạm 25mm cùng súng máy, súng phóng lựu và các ống phóng tên lửa chống hạm tầm ngắn Griffin. Với những vũ khí này, có thể nói Cyclone là tàu chiến Mỹ được vũ khí hạng nặng nhất so với kích cỡ của nó.

Kể từ khi trang bị những chiếc tàu tuần tra này giữa những năm 1990 cho tới gần đây, Hải quân Mỹ đã gặp khó khăn trong việc sắp xếp vị trí cho những con tàu tí hon này trong hạm đội "thống trị" bởi các tàu cỡ lớn, như tàu sân bay, tàu tuần dương và tàu khu trục.

Các tàu tuần tra Cyclone có tầm hoạt động và dự trữ hành trình hạn chế, do đó, Hải quân Mỹ phải thuê các tàu vận tải hạng nặng để đưa những chiếc tàu này băng qua đại dương.

Nhỏ nhưng có võ

Sau một thập kỷ gần như bị lãng quên thì tới năm 2003, khi Mỹ tấn công Iraq, những con tàu này đã bất ngờ tìm thấy chỗ đứng của mình.

Vùng nước tại Vịnh Ba Tư bao quanh cảng dầu duy nhất của Iraq – nơi các tàu chở dầu tập trung tới để lấy dầu thô – quá nông để các tàu khu trục và tàu tuần dương có thể di chuyể. Vì thế, để bảo vệ cơ sở dầu mỏ chiến lược này, Hải quân Mỹ đã triển khai các tàu Cyclone.

Những chiếc tàu nhỏ bé nhưng vũ trang "khủng" tỏ ra rất lão luyện trong các chuyến tuần tra ở vùng nước nông. Sau khi Hải quân Iraq được khôi phục lại và tiếp quản cảng dầu này giữa những năm 2000, các tàu Cyclone được điều chuyển tới thực hiện những nhiệm vụ tổng thể hơn tại vùng biển ngăn cách Iraq và Iran.

"Chúng đã hoàn thành các nhiệm vụ hàng hải, bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ trong khi đảm bảo sự bình ổn cho các đồng minh, cùng đối tác của Washington tại khu vực bất ổn trên thế giới" – Đại diện Hải quân Mỹ nói về các tàu Cyclone.

Nếu chiến tranh với Iran, Hải quân Mỹ sẽ điều chiến hạm nào ra trận đầu tiên? - Ảnh 2.

Tàu tuần tra tự động Sea Hunter của Hải quân Mỹ.

Để chuẩn bị tốt hơn cho tình huống chiến đấu tại vùng biển đông đúc và hỗn loạn, từ năm 2013, Hải quân Mỹ đã bắt đầu cải tiến các tàu Cyclone, trang bị thêm cho chúng tên lửa Griffin để tăng đáng kể hỏa lực.

Các tàu tuần tra Cyclone có thể đánh bại nhiều xuồng/tàu hộ tống trang bị pháo và rocket – lực lượng đang chiếm đông đảo trong thành phần Hải quân Iran và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Tuy nhiên, bất cứ tàu tuần tra nào chưa được trang bị các hệ thống phòng không thì đều dễ gặp nguy hiểm trước các loại tên lửa chống hạm hạng nặng phóng từ trên không hoặc từ trên bờ biển.

Hải quân Mỹ đang có kế hoạch duy trì hoạt động các tàu Cyclone ngoài thời hạn kế hoạch 5 năm hiện tại (kết thúc năm 2024). Sau đó, họ có thể sẽ thay thế chúng bằng các tàu tự động.

Trong một bài viết đăng tải hồi tháng 2/2019 trên chuyên sau Proceedings của Viện hải quân Mỹ, thiếu tá hải quân Mỹ Collin Fox đã đề cập rằng "Các tàu mặt nước không người lái, với lượng giãn nước trung bình (MDUSV), sẽ được đưa vào trang bị của Hải quân Mỹ, tuy nhiên, khi nào, như thế nào, và vai trò gì mà chúng sẽ đảm nhiệm vẫn là những câu hỏi để ngỏ".

Mẫu tàu tự động mới có thể sẽ sử dụng khung thân của tàu tuần tra lớp Sentinel, với lưỡng giãn nước 350 tấn.

Trên lý thuyết, tàu tuần tra tự động có thể thực hiện được những nhiệm vụ nguy hiểm tương tự như các tàu Cyclone, trong khi không gây nguy hiểm tới mạng sống của các thủy thủ Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại