Việt Nam là quốc gia thứ 2 sở hữu khí tài hiện đại bậc nhất TG: Tinh hoa "Made in Germany"

Huyền Vũ - Trà Khánh |

Không chỉ giải được bài toán duy trì hệ số chiến đấu của trang bị, những cải tiến của Việt Nam còn giúp tối ưu hóa thiết kế tổ hợp trinh sát gây nhiễu AJAS-1000 hiện đại của Đức.

Sự kết hợp tài tình của tác chiến điện tử Việt Nam

Trong phóng sự mới đây về Lữ đoàn Tác chiến điện tử 84 trên kênh QPVN đã cho thấy những hình ảnh bên trong tổ hợp trinh sát gây nhiễu điện tử AJAS-1000 - một trong những hệ thống tác chiến điện tử hiện đại bấc nhất thế giới đang có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trên thực tế hình ảnh về tổ hợp trinh sát điện tử này đã xuất hiện khá nhiều trong các phóng sự về Lữ đoàn 84 trước đây, tuy nhiên tới nay danh tính của nó mới được giới thiệu chính thức.

Việt Nam là quốc gia thứ 2 sở hữu khí tài hiện đại bậc nhất TG: Tinh hoa Made in Germany - Ảnh 1.

Bên trong tổ hợp trinh sát gây nhiễu điện tử AJAS-1000 của Lữ đoàn 84. Ảnh: QPVN.

Như vậy có thể thấy Lữ đoàn 84 hiện đang được biên chế song song các tổ hợp chiến điện tử của cả Nga và phương Tây gồm: AJAS-1000 và 1RL238/SPN-30. Trong đó AJAS-1000 là tổ hợp trinh sát gây nhiễu điện tử do công ty PLATH Gmbh của Đức chế tạo.

Về cơ bản các tổ hợp tác chiến điện tử này có các tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn khác nhau thế nhưng trong các tình huống tác chiến cụ thể chúng vẫn có thể phối hợp, bổ trợ cho nhau, giúp lực lượng tác chiến điện tử Việt Nam vô hiệu hóa các hoạt động trinh sát hay áp chế điện tử của đối phương.

Việt Nam là quốc gia thứ 2 sở hữu khí tài hiện đại bậc nhất TG: Tinh hoa Made in Germany - Ảnh 2.

Tổ hợp trinh sát gây nhiễu điện tử AJAS-1000 của Lữ đoàn 84 trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: QPVN

Bởi AJAS-1000 có khả năng áp chế các thiết bị liên lạc vô tuyến và truyền dữ liệu số sóng ngắn ở tầm gần, còn tổ hợp gây nhiễu điện tử SPN-30 lại có thể gây nhiễu hoặc làm gián đoạn các thiết bị do thám và quan sát của đối phương ở tầm xa. Do đó hai hệ thống này hoàn toàn có thể hoạt động bổ trợ cho nhau trong tác chiến.

Đây cũng là điểm cho thấy sự tài tình của bộ đội tác chiến điện tử Việt Nam trong việc khai thác tối đa các tính năng kỹ-chiến thuật giữa các khí tài trang bị, đáp ứng các yêu cầu chiến đấu trong tình hình mới.

Tối ưu hóa vũ khí công nghệ cao của Đức bằng khung gầm xe tải Nga

Được giới thiệu lần đầu tiên từ đầu năm 2010 thế nhưng những thông tin về tổ hợp trinh sát gây nhiễu điện tử AJAS-1000 chỉ được PLATH Gmbh công bố khá hạn chế.

Theo đó AJAS-1000 (antijam antenna system) là hệ thống tác chiến điện tử mặt đất chuyên theo dõi, khoanh vùng, trinh sát, chế áp trên băng sóng ngắn kỹ thuật số UHF/VHF (từ 100 - 1,000 MHz) dựa trên nguyên lý định hướng nguồn phát.

Bản thân PLATH là công ty có hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tin liên lạc, tác chiến điện tử, đặc biệt là trang thiết bị gây nhiễu, chế áp.

Việt Nam là quốc gia thứ 2 sở hữu khí tài hiện đại bậc nhất TG: Tinh hoa Made in Germany - Ảnh 4.

Việc sử dụng khung gầm Kamaz-43253 giúp kíp chiến đấu vận hành tổ hợp AJAS-1000 chỉ còn 4 kíp thủ, toàn bộ thành phần chiến đấu của tổ hợp được đặt trên một khung gầm duy nhất. Ảnh: QPVN.

Về tổng thể các tổ hợp AJAS-1000 có thiết kế dạng modul nên dễ dàng tích hợp trên nhiều loại phương tiện khác nhau. Do đó, theo yêu cầu của Việt Nam, PLATH đã tích hợp AJAS-1000 lên trên khung gầm xe tải 4x4 Kamaz-43253 do Nga chế tạo.

Đối với AJAS-1000 việc được tích hợp lên trên khung xe Kamaz-43253 giúp tối ưu hóa khả năng tác chiến của tổ hợp này, khi toàn bộ tổ hợp bao gồm trạm điều khiển, ăng-ten và nguồn phát được đặt chung trên một khung gầm duy nhất.

Điều này giúp quá trình triển khai cũng như thu hồi tổ hợp được rút ngắn, nâng cao sức sống còn và duy trì khả năng tác chiến lâu dài.

Bên cạnh đó, việc sử dụng khung gầm Kamaz-43253 cũng giúp quá trình vận hành duy trì hệ số kỹ thuật của tổ hợp cũng trở nên đơn giản hơn so với việc sử dụng các mẫu khung gầm của nước ngoài hoặc trên các phương tiện cơ giới thông thường.

Kamaz-43253 trong thời gian gần đây cũng được Việt Nam sử dụng cho một số đề tài nghiên cứu chế tạo và cải tiến vũ khí, trong đó có thể kể tới việc cơ giới hóa một số mẫu pháo bộ binh hay sử dụng là tổ hợp phòng không di động.

Ngoài Việt Nam, có thể kể đến một khách hàng khác của AJAS chính là CHLB Đức. Theo trang Armyrecognition, năm 2014, hãng PLATH từng cung cấp hệ thống AJAS cho quân đội Đức đánh giá, thử nghiệm

Radar made in Việt Nam "bắt" máy bay tàng hình lộ diện

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại