Vượt qua tai tiếng của MiG-29, tiêm kích MiG-35 Nga thực sự gây bất ngờ tại MAKS 2019?

Bảo Lam |

Tại Triển lãm MAKS 2019 vừa diễn ra ở Nga, một trong số sản phẩm thực sự gây bất ngờ đó là tiêm kích MiG-35 phiên bản mới. Tuy vậy tiềm năng xuất khẩu của nó đang bị nghi ngờ.

Chiếc MiG-35 được chế tạo trên cơ sở tế thừa những tinh hoa của dòng tiêm kích MiG-29 nổi tiếng với nhiều vũ khí, khí tài mới trên một nền tảng riêng và được quảng bá rất mạnh, nhưng điều đó chỉ khiến cho người ta thêm suy ngẫm về số phận của nó. Tờ Izvestia (Nga) đã tiến hành đánh giá kinh nghiệm hậu Liên Xô của "MiG" và triển vọng của nó.

Thời cơ bị bỏ lỡ

Đối thủ cạnh tranh nặng ký và giá thành cao hơn của MiG – Su-27, ít được biết tới vào thời kỳ Xô Viết và không được bán ra nước ngoài. Bản hợp đồng xuất khẩu Su-27 đầu tiên – đó là với Trung Quốc, đã kịp được ký kết từ thời Liên Xô, nhưng Nga mới là nước bắt đầu bàn giao.

Tiếp đà xuất khẩu, Su-27 với những phiên bản nâng cấp đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất thế giới và là biểu tượng của hàng không đương đại Nga.

Còn MiG-29 thì ngược lại, từng nổi tiếng vào thập niên 80, được xuất khẩu cho nhiều quốc gia anh em, trong một thời gian dài được coi là "từ đồng nghĩa" với "tiêm kích do người Nga sản xuất" trong văn hoá phương Tây, nhưng sau khi Liên Xô tan rã, nó đã không thể tìm thấy ánh hào quang quá khứ.

Vượt qua tai tiếng của MiG-29, tiêm kích MiG-35 Nga thực sự gây bất ngờ tại MAKS 2019? - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Nga.

Phần nhiều, lý do dẫn tới những thành công của "Su" là kế hoạch phát triển và quảng bá tích cực, sáng tạo và dũng cảm các cỗ máy trong một ngoại hình mới, được nâng cấp sâu trên cơ sở phối hợp sức mạnh của phòng thiết kế, các nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk và Komsomolsk (Nga).

Công ty "MiG", sau bản hợp đồng thành công mang tính đột phá của ngành công nghiệp quốc phòng Nga với Malaysia vào năm 1994, có vẻ như họ đã ngủ quên trên vòng nguyệt quế, khiến các tiêm kích hạng nặng hơn của Su chiếm lĩnh những thị trường tiềm năng quan trọng.

Điều cũng không kém phần quan trọng đó là vào thập niên 1990 và 2000 các tiêm kích MiG-29 do Liên Xô sản xuất còn trong biên chế của Không quân Belarus và Ukraine đã được bán tháo rất nhiều, đây chính là các sản phẩm mà những cỗ máy mới sản xuất phải cạnh tranh hết sức vất vả về giá thành.

Thế nhưng, bản hợp đồng phá thế khó này, mà được ký kết với Algeria vào năm 2006 để cung cấp biến thế mới MiG-29SMT, với thiết bị điện tử hàng được nâng cấp và trữ lượng nhiên liệu được tăng lên đáng kể, đã vấp phải một vụ bê bối lớn.

Khách hàng buộc tội Nga bán cho họ những máy bay MiG-29 đã qua sử dụng hoặc được lắp ráp từ các phụ tùng không sử dụng đến. Kết quả là để dập tắt vụ bê bối trên, Nga đã phải mua lại các tiêm kích này (chúng được bàn giao cho Không quân Nga), còn người Algeria được mua một vài lô Su-30MKA.

Sẽ không phải là cường điệu khi nói rằng tương lai của dòng MiG-29 đã được cứu vớt bởi những tham vọng phát triển tàu sân bay của Ấn Độ. Khi mua của Nga chiếc tàu sân bay "Đô đốc Gorshkov" vào năm 2004 sau khi được nâng cấp, và đã đổi tên thành "Vikramaditya", Hải quân Ấn Độ phải mua các tiêm kích phù hợp cho nó.

Phiên bản MiG-29 cất cánh tàu sân bay là sự lựa chọn đương nhiên: nó nhỏ hơn và nhẹ hơn đối thủ cạnh tranh thực sự duy nhất - đó là Su-33.

Căn cứ vào những yêu cầu của Ấn Độ, MiG đã nghiên cứu chế tạo phiên bản tiêm kích cất cánh tàu sân bay mới, mà quan trọng là không được nhầm lẫn với phiên bản từng thử nghiệm vào thời kỳ Xô Viết.

Thân máy bay được nâng cấp căn bản, lượng nhiên liệu tăng, hệ thống vô tuyến điện tử được nâng cấp và mở rộng thêm kho vũ khí với 8 giá treo thay vì 6 như trước.

Đặc điểm độc đáo của MiG-29K/KUB (một và hai chỗ ngồi tương ứng) đó là nắp buồng lái kép và dài hơn. Trong phiên bản một chỗ ngồi, thay vào chỗ của phi công thứ hai, người ta bố trí bình nhiên liệu.

Vượt qua tai tiếng của MiG-29, tiêm kích MiG-35 Nga thực sự gây bất ngờ tại MAKS 2019? - Ảnh 3.

Tiêm kích MiG-29KUB của Không quân hải quân Nga.

Ấn Độ đã mua 45 chiếc tiêm kích MiG-29K/KUB bằng hai bản hợp đồng, đủ để thành lập phi đội cho tàu sân bay "Vikramaditya" và cho chiếc "Vikrant" đang trong quá trình hoàn thiện nhưng kích thước nhỏ hơn và được thiết kế giống với sản phẩm của Nga.

Sau nó, người Ấn Độ dự định đóng tiếp chiếc "Vishal" hạng nặng – nhưng với thiết bị phóng điện từ. Nhưng căn cứ vào tốc sản xuất vô cùng chậm chạp và những bất cập liên quan tới "Vikrant", nên khó mà có thể hiện thực hoá được những giấc mơ này trước năm 2030.

Đối với phía Nga, quan trọng là như với Su-30MKI, lại có thể nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm và đưa vào sản xuất hàng loạt cỗ máy có lợi cho mình bằng tiền của Ấn Độ.

Đã ký bản hợp đồng với Hạm đội hải quân Nga vào năm 2012 cung cấp 24 MiG-29K/KUB trong những năm tiếp theo.

Đây là bản hợp đồng thực tế hơn so với hợp đồng mua 16 chiếc MiG-29SMT vào năm 2014, mà trong bối cảnh lực lượng không quân đã mua sắm hàng chục chiếc "Su" và đang trong quá trình đồng nhất hoá các máy bay của không quân chiến thuật Nga thì trông đúng là "sự hỗ trợ nhà sản xuất" một cách quá lộ liễu.

Điều có lợi hơn nữa là việc MiG-29K/KUB không chỉ đơn giản là cỗ máy cất cánh từ tàu sân bay – trong vai trò này nó có thị trường rất nhỏ, mà là nền tảng cho thế hệ mới của MiG-29. Trước tiên – đó là MiG-29M/M2, biến thể không quân của K/KUB, với sự khác biệt là không có những hệ thống chuyên biệt dành cho các máy bay biến thể hải quân.

50 chiếc của biến thể này đã được Ai Cập mua, bản hợp đồng lớn nhất của tập đoàn "MiG" trong nhiều năm qua. Để thu hút sự quan tâm của Bộ Quốc phòng Nga và những khách hàng tiềm năng khác, MiG lên kế hoạch phát triển cỗ máy này với tên gọi truyền thống – MiG-35.

Tương lai nào cho MiG-35?

Ký hiệu "MiG-35" được sử dụng cho các mục tiêu tiếp thị từng bước đối với một vài phiên bản nâng cấp sâu của MiG-29. Chủ yếu, nó thường được liên tưởng tới chiếc máy bay tham gia vào cuộc tuyển chọn chương trình MMRCA của Ấn Độ và không lọt được đến chung kết.

Rafale của Pháp thắng thầu, nhưng cuối cùng tiêm kích của Pháp lại thất bại, do thay vì mua 200 chiếc kèm theo uỷ quyền lắp ráp và sản xuất trong nước, Ấn Độ chỉ mua tổng cộng 36 chiếc dưới dạng lắp ráp.

Có thể nói một cách chắc chắn rằng, Rafale phần nhiều giành được thắng lợi là do những cảm tình của chính quyền Ấn Độ và định hướng đa dạng hoá các nhà cung cấp.

Nhưng cùng quay trở lại với MiG-35. Trong thời gian trôi qua, kể từ gói thầu của MMRCA, đề án đã phát triển và Công ty MiG tập trung mạnh mẽ vào việc quảng bá chiếc tiêm kích tại thị trường trong nước, nhiều khả năng, khi cho rằng nếu trong nước mua, thì sẽ thu hút được các khách hàng nước ngoài.

Những nỗ lực bán MiG-35 cho Bộ Quốc phòng Nga biến thành câu chuyện kéo dài nhiều năm, mà trong đó Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục năm này qua năm khác "không từ chối" mua chiếc tiêm kích, nhưng cũng chẳng ký hợp đồng.

Những nỗ lực tuyệt vọng nhằm trở thành cỗ máy triển vọng trở nên quá rõ nếu nhìn vào thành phần đội máy bay – "MiG" mới, trước tiên, sẽ chỉ nhận được sự quan tâm của những đơn vị đang sử dụng MiG-29 truyền thống.

Không quân Nga gần như đã không còn các máy bay MiG-29 khi cắt giảm chúng hoặc thay thế bằng Su-30SM. Sắp tới, sẽ chỉ còn số lượng không nhiều MiG-29SMT với dự địa khai thác lớn và chưa cần thay thế.

Bên cạnh đó, MiG-35 sở hữu những tính năng chiến đấu khiêm tốn hơn thậm chí cả Su-30SM (chứ chưa nói tới Su-35S), và vì không đồng nhất với các cỗ máy chủ lực, nên người ta sẽ chỉ mua, đương nhiên, với số lượng không lớn do khó là giải pháp tiết kiệm.

Vượt qua tai tiếng của MiG-29, tiêm kích MiG-35 Nga thực sự gây bất ngờ tại MAKS 2019? - Ảnh 4.

Tiêm kích MiG-35

Còn thêm một vấn đề nữa. Trước đây người ta quyết định trang bị cho tiêm kích này radar mảng pha chủ động – thành tố quan trọng của hệ thống điện tử hiện đại.

Nhưng theo tuyên bố, tối thiểu những cỗ máy đầu tiên, mà sẽ được bàn giao cho Không quân Nga, chỉ lắp đặt radar cũ, cho nên việc đặt ký hiệu mới trông có vẻ như chỉ là một nước cờ tiếp thị.

Tuy nhiên, với việc tính toán quảng cáo rộng rãi như một sản phẩm xuất khẩu, 2 bản hợp đồng mua 4 chiếc MiG-35 tiền sản xuất loạt đã được ký kết. Vào năm 2017, MiG-35 dù đã được công bố, theo định hướng của chính quyền, là ngôi sao sáng của triển lãm MAKS, nhưng cũng không mang lại những kết quả tức thì.

Chỉ đến năm 2018, tại diễn đàn "ARMY 2018", bản hợp đồng mua 6 chiếc tiêm kích MiG-35 sản xuất hàng loạt đầu tiên cho Lực lượng Không quân-vũ trụ Nga mới được ký kết. Trong các chương trình thử nghiệm cấp nhà nước, mà dự kiến sẽ hoàn tất vào mùa đông, hiện giờ có sự tham gia của ít nhất 3 chiếc thuộc lô tiền sản xuất loạt.

Và tại MAKS 2019, công ty "MiG" đã giới thiệu MiG-35 trong "biến thể xuất khẩu". Và lần ra mắt bất ngờ này đã đánh thức sự lạc quan một cách thận trọng. Tại sao vậy?

Thứ nhất, "MiG" cuối cùng cũng đã tiến hành tối ưu hoá thân máy bay. Cụ thể, diện tích cánh lớn hơn và cánh đuôi tăng lên. Thân máy bay cất cánh tàu sân bay với cánh gập không còn phù hợp với máy bay trang bị cho lục quân.

Có thông tin cho rằng, trên những cỗ máy hoàn thiện của "biến thể xuất khẩu" sẽ có các thay đổi nhiều hơn so với phiên bản trưng bày. Ít ra, bây giờ sẽ không còn sự nhầm lẫn giữa MiG-29M/M2 và MiG-35: điều khác biệt chủ yếu – đó là thân vỏ mới.

Thứ hai, một lần nữa người ta lại thông báo về dự định lắp đặt hệ thống radar mảng pha chủ động. Không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng sự kiên trì đưa ra những lời cam kết đã cho thấy rằng ít ra họ không từ bỏ điều đó.

Ngoài ra, tối thiểu thiết bị trong buồng lái đã được nâng cấp. Cỗ máy một lẫn nữa cũng được giới thiệu với container dành cho hệ thống định vị-ngắm bắn.

Thứ ba, với tất cả những thứ này có thể gọi là biến thể xuất khẩu bao lâu cũng được, nhưng cần phải lưu ý rằng tên gọi đó đã được đưa ra tại triển lãm hàng không, nơi gần như tất cả các mẫu trưng bày chính thức đều là biến thể xuất khẩu.

Căn cứ vào việc chỉ những chiếc MiG-35 tiền sản xuất loạt được trưng bày tại triển lãm, có một niềm tin khá nhưng khiêm tốn rằng lô máy bay sản xuất loạt đầu tiên được bàn giao cho Không quân-vũ trụ Nga sẽ có "diện mạo mới", nếu không thì sẽ là lô tiếp theo.

Thứ tư, những triển vọng xuất khẩu, nhiều khả năng, sẽ vẫn còn, đặc biệt nếu chứng minh được sự phát triển của đề án.

Người Ấn Độ nói nhiều về việc mua cấp tập một lô hàng không nhiều các máy bay MiG-29 để bổ sung cho sự thiếu hụt, nhưng Nga lại gần như không còn gì để bán ngoài MiG-29SMT. Malaysia đang thảo luận về khả năng thay thế các máy bay MiG-29N được mua từ giữa thập niên 90.

Ai Cập có thể mua thêm một lô nữa do họ không dễ tìm được sự thay thế các máy bay cũ nhất trong số F-16 của mình bằng những cỗ máy của phương Tây. Ví dụ, người Pháp đã vấp phải sự phản kháng của Mỹ khi định bán lô máy bay Rafale thứ hai cho Qatar.

Những khách hàng tiềm năng có thể là Syria và Iran khi bối cảnh chính trị cho phép. Ngay sau khi kết thúc MAKS 2019, đã xuất hiện những thông tin tạm thời chưa được xác nhận về hợp đồng cung cấp 14-16 chiếc máy bay mới cho Algeria, có thể, trong phiên bản MiG-29M/M2.

Vượt qua tai tiếng của MiG-29, tiêm kích MiG-35 Nga thực sự gây bất ngờ tại MAKS 2019? - Ảnh 6.

Tiêm kích MiG-35 được trưng bày tại MAKS 2019.

Việc đề án được quảng bá và hỗ trợ bởi không chỉ riêng những nguồn lực của công ty MiG cho thấy sự nghiêm túc của kế hoạch xuất khẩu cỗ máy này.

Tất nhiên, tạm thời chúng ta biết về "diện mạo mới" của MiG-35 rất ít. Thậm chí trang thông tin về nó trên website của công ty MiG bây giờ chỉ hiện thị dòng chữ "thông tin đang được cập nhật…". Nhưng một điều có thể thấy rõ: Đó nhiều khả năng sẽ là nỗ lực cuối cùng để hồi sinh MiG-29.

Nếu không đạt được thành công trong những năm tới, thì chương trình nên dừng lại – cùng lúc xuất xưởng các máy bay tiêm kích tàng hình Su-57 và sản xuất những nguyên mẫu đơn lẻ phiên bản "MiG-29 nâng cấp sâu" vào giữa thập niên 2020 sẽ là một sự ảo tưởng.

Chỉ còn biết hi vọng rằng các kỹ sư và những nhà quản lý của công ty "MiG" cuối cùng sẽ tìm được câu trả lời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại