Ma trận phòng thủ trên tàu chiến Mỹ vừa bắn hạ UAS Iran: Một con ruồi cũng khó lọt qua!

Vy Lam |

Ngoài hệ thống LMADIS, các bức ảnh do Mỹ công bố còn làm nổi bật các thành phần khác của hệ thống phòng thủ nhiều lớp mà tàu Boxer có thể triển khai khi đi qua khu vực rủi ro cao.

Mỹ tấn công điện tử UAS Iran

Lầu Năm Góc cho biết lực lượng Mỹ trên tàu đổ bộ USS Boxer lớp Wasp đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) Iran đi vào "phạm vi gây đe dọa" khi con tàu này đang di chuyển qua eo biển bất ổn Hormuz.

Các báo cáo sau đó cho biết một chiếc xe vượt địa hình của Thủy quân Lục chiến Mỹ, với hệ thống gây nhiễu và phát hiện – chống phương tiện bay không người lái, có mặt trên sàn đáp của con tàu khi đó đã bắn hạ chiếc UAV bằng một cuộc tấn công điện tử.

Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm qua (18/7), Tổng thống Mỹ Donald Trump ra thông báo đầu tiên cho biết tàu Boxer đã thực hiện hành động tự vệ tại eo biển Hormuz. Sau đó, Lầu Năm Góc đưa ra thông cáo chi tiết liên quan đến vụ việc.

Ma trận phòng thủ trên tàu chiến Mỹ vừa bắn hạ UAS Iran: Một con ruồi cũng khó lọt qua! - Ảnh 1.

Tuyên bố của ông Trump trên Twitter.

Theo đó, vào thời điểm xảy ra vụ việc, tàu đổ bộ tấn công USS Boxer, chở theo các thành viên của Đơn vị Thủy quân Lục chiến Viễn chinh 11, đang di chuyển theo đoàn cùng với một tàu dock đổ bộ lớp Harpers Ferry, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu USS Lewis B. Puller hay còn được biết đến là "căn cứ di động viễn chinh" của Hải quân Mỹ.

Một tàu tiếp dầu lớp Henry J. Kaiser cũng tham gia ít nhất một phần của chuyến hành trình. Chiếc tàu dock đổ bộ trong đội hình trên nhiều khả năng là tàu USS Harpers Ferry do nó hiện được phân vào Nhóm Tác chiến Đổ bộ Boxer.

Còn tàu Puller, một trong những phương tiện tác chiến chống mìn chủ lực của Hải quân Mỹ và có khả năng phối hợp hỗ trợ các trực thăng quét mìn MH-53E Sea Dragon, đã được triển khai thường trực tới vùng Trung Đông.

"USS Boxer đã thực hiện hành động phòng thủ với UAV của Iran khi nó bay tới rất gần, vào khoảng 914 m, phớt lờ mọi lời cảnh báo dừng lại và đe dọa tới an nguy của con tàu. UAV này sau đó đã bị tiêu diệt ngay lập tức", ông Trump cho hay.

Thông báo của Lầu Năm Góc sau đó cho biết: "Vào khoảng 10h sáng (giờ địa phương), tàu đổ bộ USS Boxer đang trong vùng biển quốc tế thực hiện hành trình hồi hương qua eo biển Hormuz theo kế hoạch đã được đặt ra trước đó.

Một máy bay không người lái cánh cố định (UAS) đã tiếp cận tàu boxer và áp sát ở khoảng cách đe dọa. Tàu Boxer đã thực hiện hành động tự vệ chống lại chiếc UAS để đảm bảo an toàn cho con tàu và kíp thủy thủ".

Hiện các quan chức ngoại giao và quân sự Iran đã phủ nhận thông tin do phía Mỹ đưa ra:

"Chúng tôi không mất máy bay không người lái nào trên eo biển Hormuz hay ở bất cứ nơi nào khác. Tôi lo ngại rằng tàu USS Boxer đã bắn nhầm máy bay của chính họ" - Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi hôm nay viết trên Twitter.

Cho tới thời điểm hiện tại, cả ông Trump và Lầu Năm Góc đều chưa đưa ra thông tin nhận diện chiếc UAS trong vụ việc. Iran hiện vận hành nhiều loại UAS với các kích cỡ khác nhau.

Tehran đã vũ trang cho một số loại nhưng chúng ta chưa có cơ sở để xác định liệu chiếc UAS vừa bị bắn hạ có mang theo vũ khí hay không.

Nga cả khi không mang vũ khí bên ngoài, thì chiếc UAS của Iran vẫn tạo ra mối đe dọa thực sự đối với tàu Boxer và các thủy thủ trên khoang.

Bản thân chúng có thể đóng vai trò như một loại vũ khí động năng hoặc tiến hành các hoạt động quấy rối, can thiệp vào hoạt động của tàu chiến Mỹ, đặc biệt là hoạt động triển khai và thu hồi máy bay chiến đấu/trực thăng trên sàn đáp.

Một cuộc tấn công UAV quy mô lớn có thể áp đảo cả những hệ thống phòng không trên các con tàu được phòng thủ dày nhất và gây thiệt hại cho chúng.

CNN ban đầu đưa tin lực lượng trên tàu Boxer đã tiến hành cuộc tấn công điện tử "tiêu diệt mềm", thay vì dùng đến các tên lửa (như RIM-116) hoặc hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx.

Ma trận phòng thủ trên tàu chiến Mỹ vừa bắn hạ UAS Iran: Một con ruồi cũng khó lọt qua! - Ảnh 3.

Hệ thống tích hợp phòng không trên biển hạng nhẹ (LMADIS) trên boong tàu Boxer. Ảnh: USMC

Hãng tin Fox News sau đó cho biết hệ thống được sử dụng để bắn hạ UAS Iran là hệ thống tích hợp phòng không trên biển hạng nhẹ của Thủy quân Lục chiến Mỹ, gọi là LMADIS. Các bức ảnh do Hải quân Mỹ công bố về tàu Boxer khi đi qua eo biển Hormuz cho thấy chiếc Polaris MRZR lắp hệ thống LMADIS được bố trí ở sàn đáp phía trước của tàu.

Thủy quân lục chiến Mỹ đặc biệt thiết kế LMADIS để đáp trả mối đe dọa đang gia tăng về máy bay không người lái cỡ nhỏ. Tháng 1/2019, USS Kearsarge – một tàu khác thuộc lớp Wasp – đã triển khai hệ thống tương tự khi đi qua kênh đào Suez.

Lớp phòng thủ dày đặc của tàu chiến Mỹ

Nếu cuộc tấn công điện tử không thể ngăn chặn hoặc bắn hạ chiếc UAS thì Thủy quân lục chiến Mỹ có thể chuyển sang phương án tấn công khác như dùng tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger.

Trong những năm gần đây, quân đội Mỹ đang nâng cấp các tên lửa Stinger để nâng cao hiệu quả của chúng trong việc tác chiến chống máy bay không người lái cỡ nhỏ.

Việc Iran dùng máy bay không người lái để quấy rối tàu chiến Mỹ tại vùng Vịnh không còn xa lạ và nước này thậm chí còn liễu lĩnh hơn khi dùng tới các tàu xuồng không người lái cỡ nhỏ.

Năm 2016, các lực lượng Iran đã bay rất gần tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (lớp Nimitz) của Mỹ và các tàu trong nhóm tác chiến này. Bên cạnh đó, Iran thường xuyên công bố các đoạn video từ những chuyến bay đó, ghi lại hình ảnh các tàu chiến cỡ lớn của Mỹ, chẳng hạn như tàu sân bay, để thực hiện mục đích tuyên truyền.

Máy bay không người lái Iran áp sát, chụp ảnh tàu sân bay Mỹ. Nguồn: Euro News

Tàu Boxer di chuyển qua eo biển Hormuz vào thời điểm căng thẳng đang dâng cao giữa Mỹ và Iran. Tháng 6/2019, mọi chuyện chuyển biến theo hướng đáng lo ngại hơn khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) bắn hạ một máy bay không người lái RQ-4A của Hải quân Mỹ bay trên bầu trời Vịnh Oman. Mỹ suýt chút nữa đã tấn công trả đũa Iran.

Bên cạnh đó, Iran còn được cho là đứng sau một vụ tấn công nhằm vào các tàu chở dầu thương mại trong khu vực những tháng gần đây. Hôm qua (18/9), IRGC tuyên bố Iran đã bắt giữ tàu chở dầu Riah treo cờ Panama do nghi buôn lậu 1 triệu lít dầu.

Do đó, cũng không ngạc nhiên khi ngoài hệ thống LMADIS, các bức ảnh do Hải quân Mỹ công bố còn làm nổi bật các thành phần khác của hệ thống phòng thủ nhiều lớp mà tàu Boxer có thể triển khai khi đi qua những khu vực rủi ro cao như eo biển Hormuz.

Ma trận phòng thủ trên tàu chiến Mỹ vừa bắn hạ UAS Iran: Một con ruồi cũng khó lọt qua! - Ảnh 5.

Trực thăng MH-60R Sea Hawk của Mỹ (bên phải) đang bay gần trực thăng Bell 212 của Iran. Ảnh: USMC

Một bức ảnh cho thấy trực thăng MH-60R Sea Hawk của Hải quân Mỹ, trang bị tên lửa Hellfire và súng máy 50 caliber, đang "hộ tống" một chiếc trực thăng Bell 212 của Hải quân Iran bay cách xa ra khỏi tàu Boxer.

Một bức ảnh khác cho thấy trực thăng tấn công AH-1Z Zulu Cobra của Thủy quân Lục chiến Mỹ mang theo nhiều loại vũ khí, trong đó có tên lửa không-đối-không AIM-9M Sidewinder, có thể được sử dụng để tấn công các loại trực thăng khác, hoặc máy bay bay thấp, máy bay không người lái cỡ nhỏ.

Chiếc AH-1Z còn trang bị tên lửa AGM-114 Hellfire và rocket 70mm, cả hai loại đều có thể tấn công tiêu diệt các xuồng cỡ nhỏ của Iran khi chúng đe dọa tàu Boxer. Bên cạnh đó, nó còn được trang bị pháo cỡ 20mm.

Các bức ảnh khác cho thấy lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ trên boong tàu được vũ trang các loại vũ khí cỡ nhỏ để phòng vệ tầm gần.

Ma trận phòng thủ trên tàu chiến Mỹ vừa bắn hạ UAS Iran: Một con ruồi cũng khó lọt qua! - Ảnh 6.

Trực thăng AH-1Z Zulu Cobra thực hiện chuyến tuần tra trong lúc tàu Boxer di chuyển qua eo biển Hormuz. Ảnh: USMC.

Trong những năm gần đây, Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bố trí thêm các xe chiến thuật hạng nhẹ, như xe bọc thép LAV-25, trên boong các tàu đổ bộ trong những chuyến hành trình nhạy cảm để tăng cường bảo vệ cho con tàu với hệ thống súng máy và pháo tự động.

Việc trang bị các bệ phóng tên lửa chống tăng TOW cũng trở nên phổ biến hơn, do chúng có thể giúp lực lượng trên tàu tăng khả năng nhận thức tình huống thông qua hệ thống quang-điện tử và ngắm mục tiêu hồng ngoại.

Ma trận phòng thủ trên tàu chiến Mỹ vừa bắn hạ UAS Iran: Một con ruồi cũng khó lọt qua! - Ảnh 7.

Hệ thống LMADIS trong một cuộc tập trận. Ảnh: USMC

LMADIS là hệ thống đại diện cho một bước tiến mới, hướng tới mục tiêu thiết lập các phương án phòng không tầm ngắn mạnh mẽ hơn mà Hải quân và Thủy quân Lục chiến, cũng như Lục quân và Không quân Mỹ đang tích cực thực hiện.

Các phương án khác bao gồm các loại vũ khí năng lượng định hướng, chẳng hạn như vũ khí laser hoặc vũ khí viba cường độ cao.

Tuy nhiên, từ vụ chạm trán của tàu Boxer với UAS Iran ở eo biển Hormuz có thể thấy, khả năng bắn hạ các mối đe dọa cấp thấp của Mỹ hiện nay đã vô cùng quý giá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại