Nụ cười ẩn ý của Thủ tướng Israel
Theo một bài viết trên CNBC, không có cuộc đối thoại nào liên quan đến những thay đổi lớn về kinh tế và chính trị trên thế giới kể từ năm 2015 có thể hoàn thiện mà không đề cập đến mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 do Lockheed Martin phát triển.
Điều đó thậm chí còn trở nên rõ ràng hơn trong tuần này sau tuyên bố của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhằm đáp trả các hành động khiêu khích của Iran tại Vịnh Ba Tư và các mối đe dọa khác từ Tehran.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu đứng trước một chiếc F-35 tại căn cứ Nevatim của Không quân nước này ở miền nam Israel
Đứng phía trước một chiếc tiêm kích F-35 đậu tại căn cứ không quân của Israel, ông Netanyahu gần như không cố kìm nén nụ cười khi tuyên bố "Israel có thể vươn tới Iran, nhưng Iran thì không thể vươn tới Israel".
Ông Netanyahu không bổ sung thêm cụm từ "mà không bị phát hiện bởi radar", nhưng đây chắc chắn là điều mà ông đang nói tới.
F-35 khiến Iran hoảng loạn
Để hiểu được tại sao lời tuyên bố của ông Netanyahu mang nhiều hàm ý hơn là hăm dọa, thì chúng ta cần phải lùng lại quãng thời gian hoạt động "khó tin" của F-35 ở Trung Đông trong 4 năm qua.
Bạn không cần phải là một thiên tài quân sự mới biết được rằng máy bay siêu thanh, với khả năng bay xa hàng trăm dặm mà không bị radar phát hiện, sẽ tạo ra sự khác biệt ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Tuy nhiên, sức ảnh hưởng vốn đã rất mạnh mẽ của F-35 ở Trung Đông đã được nhân lên nhiều lần trong suốt những tháng trước khi các bên đi đến thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
Vào thời điểm đó, vẫn còn hơn 1 năm nữa F-35 mới được đưa vào biên chế của các nước trên thế giới. Thế nhưng, cuối mùa hè năm 2015, khi truyền thông Israel đưa tin về các nguyên mẫu F-35 của Không quân nước này, họ cho biết khả năng tàng hình và tầm bay của chúng đã tăng lên gấp đôi.
Phần được tăng thêm khiến người ta nghĩ rằng các phi công Không quân Israel có thể lái F-35 bay từ Israel tới Tehran và sau đó quay lại mà không bị phát hiện, thậm chí không cần dừng lại tiếp nhiên liệu tại các căn cứ không quân của Mỹ ở Saudi Arabia hoặc Iraq.
Đột nhiên, ưu thế đường không của Mỹ-Israel trong khu vực tăng lên một cấp độ mới. Saudi Arabia đã bắt đầu hợp tác nhiều hơn với Israel trong các vấn đề về quốc phòng-an ninh.
Cả hai quốc gia đều có một kẻ thù chung tại Iran – quốc gia đang trên đà kiếm được hàng tỷ USD và một con đường thoáng đãng đi tới vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, với những chiếc F-35 mới và khả năng được mở rộng của chúng, có thứ gì đó hữu hình hơn là những lời hứa hẹn về chính trị và chia sẻ thông tin tình báo để giúp hai phía tiếp tục duy trì hy vọng.
Sau khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Thái tử Mohammed đã không lãng phí nhiều thời gian để mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự với Israel và Mỹ. Thậm chí còn có báo cáo chưa được xác nhận cho biết, ông Mohammed đã có chuyến thăm bí mật tới Israel trong tháng 9/2017.
Tuy nhiên, những tác động trực tiếp nhất của F-35 vẫn chưa bộc lộ. Tới tháng 7/2018, một tờ báo của Kuwait đưa tin Israel đã tiến hành bay thử nghiệm với ít nhất 3 chiếc F-35 từ căn cứ không quân gần Tel Aviv, chúng bay tới Tehran và sau đó quay trở lại.
F-35 được đánh giá là có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Đông
Mặc dù thông tin này chưa bao giờ được xác nhận công khai nhưng một số lượng đáng kể các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự trong khu vực đã tin, và cho tới giờ vẫn tin vào câu chuyện này.
Mối đe dọa (được đồn đoán từ lâu) mà F-35 có thể mang lại cho Iran dường như là sự thật.
Hồi đầu tháng này, cũng tờ báo Kuwait trên cho biết giới lãnh đạo quân sự Iran đã "hoảng loạn" trước nhiệm vụ mà F-35 Israel đã thực hiện, khiến họ phải giấu kín, tìm cách không để tin tức đến tai Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei.
Thế nhưng khi Ali Khamenei biết tin, ông đã cách chức tư lệnh không quân Iran - tướng Farzad Ismaili. Đây là một tác động lớn mà F-35 mang lại, trong khi chưa cần bắn ra viên đạn nào.
Tất cả những điều trên cũng diễn ra vào thời điểm Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Iran, dù việc này có thể khiến Ankara không nhận được các tiêm kích F-35 từ Mỹ.
Xét tới mức độ lo sợ của các nước láng giềng trong khu vực đối với F-35 thì đây có vẻ là một sự lựa chọn tệ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chương trình F-35 cũng có những tác động lớn về tài chính. Chẳng hạn khi các thông tin về việc khả năng tàng hình của F-35 Israel được mở rộng, cổ phiếu của Lockheed Martin đã tăng hơn 75%.
Đây cũng là dự án quốc phòng đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ, và đã vấp phải sự chỉ trích về chi phí trong thời gian dài.
Tuy nhiên, theo CNBC, nói đến tác động mà F-35 đã đạt được tại Israel, Saudi Arabia và Iran thì có lẽ nó còn giá trị hơn chi phí đắt đỏ ấy.
Những chiếc F-35 đầu tiên được đưa đến Israel