Phá tan im lặng sau loạt chuyển giao S-400, Mỹ ra đòn Thổ về F-35 nhưng còn lộ tín hiệu khác?

Quý Hoàng |

Hoa Kỳ đã đình chỉ khả năng để Thổ Nhĩ Kỳ mua tiêm kích F-35 và việc nước này tham gia chế tạo.

Động thái này diễn ra sau quyết định của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bắt đầu tiếp nhận các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất, Lầu Năm Góc cho biết.

"F-35 không thể cùng hoạt động với một vũ khí thu thập thông tin tình báo Nga – vốn sẽ được sử dụng để tìm hiểu về các khả năng tiên tiến của tiêm kích này", theo một tuyên bố của Nhà Trắng vào thứ Tư.

Thực sự là cơ hội?

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ellen Lord nói với phóng viên hôm thứ tư rằng, tiến trình này có tính trật tự và sẽ chưa được hoàn tất cho đến tháng 3 năm 2020.

Việc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất F-35 trị giá 430 tỷ USD của Lockheed Martin Corp, là một động thái mà Tổng thống Donald Trump đã nói rõ rằng ông không muốn thực hiện. Ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng, đó là một tình huống rất khó khăn mà họ đang gặp phải và đó là một tình huống khó khăn mà chúng tôi đã bị đặt vào".

Theo tuyên bố của Nhà Trắng, "không thể" để Thổ Nhĩ Kỳ có cả F-35 của Mỹ và S-400 của Nga. Và việc nói rằng phải mất vài tháng để chấm dứt vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình F-35 dường như là đang tạo một số cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi lập trường.

Bà Lord nói trong một cuộc họp ngắn của Lầu Năm Góc rằng, sẽ phải chuyển các bộ phận sản xuất (vốn từ Thổ Nhĩ Kỳ - pv) sang các công ty đầu tiên của Hoa Kỳ. Và việc cải tổ chuỗi cung ứng sẽ tiêu tốn từ 500 triệu đến 600 triệu USD.

Bà nói thêm rằng các phi công Thổ Nhĩ Kỳ được đào tạo ở Hoa Kỳ để lái F-35 đang trong quá trình được đưa về nước.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Tư cho biết, việc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi vai trò là một trong những đối tác chính của chương trình F-35 là không công bằng và việc cáo buộc hệ thống S-400 sẽ làm suy yếu F-35 là không phù hợp.

"Bước đi một phía này không tuân thủ tinh thần của liên minh và không có cơ sở pháp lý nào", cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.

Sức nặng của đạo luật xử phạt

Quyết định của chính quyền Trump là tách biệt với các biện pháp trừng phạt kinh tế mà ông có thể áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Đạo luật chống đối thủ thông qua các biện pháp trừng phạt của Mỹ, hay CAATSA.

Theo đạo luật, các biện pháp trừng phạt gồm từ việc giới hạn quy mô của các khoản vay ngân hàng Mỹ cho các thực thể Thổ Nhĩ Kỳ cho đến những biện pháp cứng rắn hơn như cắt đứt quyền truy cập vào hệ thống tài chính của Hoa Kỳ - một bước đi có thể phá vỡ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã mong manh.

Thổ Nhĩ Kỳ, với kế hoạch mua khoảng 100 chiếc F-35, là một trong bốn khách hàng nước ngoài hàng đầu của chương trình này, cùng với Nhật Bản, Australia và Anh.

Mười công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đình chỉ sản xuất hơn 900 bộ phận cho F-35. Trong suốt chương trình trọn đời thì những công ty này có thể kiếm được hơn 9 tỷ USD từ các đơn đặt hàng, theo Lầu Năm Góc.

Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chắc chắn và tiếc về việc mất việc làm và cơ hội kinh tế trong tương lai, bà Lord nói. Lầu Năm Góc sẽ phải phát triển các nguồn thay thế cho các thành phần quan trọng mà các công ty Thổ Nhĩ Kỳ là nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ - từ màn hình buồng lái được chế tảo bởi Công ty Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ và Northrop Grumman Corp cho đến cửa khoang máy bay.

"Đây là một vấn đề giữa chính phủ với chính phủ, Bethesda, trụ sở của Lockheed tại Maryland cho biết trong một tuyên bố, nói thêm rằng họ đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ Hoa Kỳ và chuỗi cung ứng của họ để giảm thiểu tác động đến chương trình F-35.

Giữa xoay trục Thổ - Nga

Mặc dù có quân đội lớn thứ hai trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có nhiều bất hòa trong những năm gần đây với Hoa Kỳ và phương Tây.

Ông Erdogan đổ lỗi cho Washington vì đã từ chối dẫn độ một giáo sĩ Hồi giáo nước này đang sống lưu vong ở Pennsylvania- người bị Ankara cho rằng đằng sau một nỗ lực đảo chính thất bại vào tháng 7 năm 2016; và nước này cũng đã bị chính quyền Trump áp đặt lên mức thuế cao hơn đối với một số mặt hàng quan trọng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thúc giục Hoa Kỳ rút các lực lượng khỏi nước láng giềng Syria, nơi ông Erdogan muốn nhắm mục tiêu vào các dân quân người Kurd liên minh với Washington.

Tuy nhiên, ông Erdogan đã tìm cách giảm bớt mọi nỗ lực trừng phạt bằng cách đối thoại trực tiếp với Trump.

Đề cập đến một cuộc trò chuyện mà hai nhà lãnh đạo đã có tại cuộc họp G-20 tại Nhật Bản vào tháng trước, ông Erdogan đã nói rằng Trump không ủng hộ các biện pháp trừng phạt, ngay cả khi những điều này được một số quan chức Hoa Kỳ ủng hộ.

Hoa Kỳ từ lâu đã cho biết quyết định mua thiết bị của Thổ Nhĩ Kỳ không tương thích với vai trò của nước này trong cả chương trình NATO và F-35.

Trong một lá thư ngày 6 tháng 6 gửi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Patrick Shanahan nói rằng vẫn còn thời gian để Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi quan điểm về hệ thống tên lửa S-400, nhưng ông cũng đưa ra một mốc thời gian loại nước này ra khỏi chương trình hợp tác về máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.

Ông Erdogan đã nhiều lần nói rằng việc mua vũ khí Nga là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phòng không của nước này. Bên cạnh đó, động thái này cũng diễn ra khi ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tìm cách củng cố mối quan hệ.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ từ cả hai đảng đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với việc Ankara mua S-400 và có khả năng sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất mà luật CAATSA cho phép.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại