Mùa hè 2019 dự báo khắc nghiệt nhất lịch sử: Thiên tai đang "dạy" cả thế giới thứ gì?

Trang Ly |

Năm 2019 được dự báo là năm nóng nhất lịch sử, mùa hè 2019 vì thế cũng được cho là khắc nghiệt nhất so với các năm trước.

Tổng hợp dữ liệu từ năm 2018 của Trung tâm Dự báo Khí hậu tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) Mỹ, các nhà khoa học cho biết, dưới sự tác động của hiện tượng El Nino, năm 2019 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử, do đó, mùa hè 2019 sẽ là mùa khắc nghiệt nhất so với các năm, nhiều nơi sẽ hứng chịu nắng nóng gay gắt, sóng nhiệt, hạn hán, mưa lớn thảm khốc, lũ lụt.

Newscientist cho biết, chỉ 1 tháng đầu năm mà 2019 đã xác lập 35 kỷ lục về nắng nóng và 2 kỷ lục về lạnh giá. Đơn cử, khu vực hứng chịu mức nhiệt nóng khủng khiếp nhất trong lịch sử phần lớn diễn ra ở Australia: Nhiệt độ cao kỷ lục tại Port Augusta (Australia) được ghi nhận là 49,5 độ C. Trong khi đó tại Moline (bang Illinois, Mỹ) xuống đến âm 36,1 độ C.

Thiên tai đang "dạy" cả thế giới bài học gì?

Trong bối cảnh hiện nay, El Nino có thể đang bị tác động mạnh mẽ từ quá trình biến đổi khí hậu nhân tạo (cụ thể là từ các hoạt động sản xuất, giao thông, sinh hoạt của con người).

Các nhà khoa học khí hậu đang theo dõi chặt chẽ sự thay đổi khí hậu do con người gây ra ảnh hưởng đến El Niño và nghiên cứu xác nhận rằng các khí nhà kính do con người thải ra, như CO2, đã tác động mạnh mẽ đến sự kiện El Nino, phá hủy các rạn san hô, tạo ra hạn hán và cháy rừng tồi tệ hơn, Theweathernetwork trích dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học.

Mùa hè 2019 dự báo khắc nghiệt nhất lịch sử: Thiên tai đang dạy cả thế giới thứ gì? - Ảnh 2.

Bang California (Mỹ) đã xảy ra vụ cháy rừng tồi tệ nhất Vòng Bắc Cực. Ảnh: Nbclosangeles

Nghiên cứu này cho thấy tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay sẽ kéo dài thời tiết khắc nghiệt và thiên tai, làm tăng số người chết do thời tiết cực đoan trung bình lên 50% từ nay đến năm 2100, nhưng có thể tăng tới 300% nếu lượng khí gây hiệu ứng nhà kính bị phát thải ồ ạt như hiện nay.

Theo dữ liệu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), 5 trong số những năm ấm kỷ lục trong lịch sử đã xảy ra kể từ năm 2010 đến nay, và sự ấm lên toàn cầu đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơn bão (siêu bão) mạnh/khó lường hơn xảy ra; đại dương dâng cao xâm chiếm đất đai; sóng nhiệt kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Trước sự nóng lên nhanh chóng của khí quyển xảy ra từ đầu thế kỷ, một sự kiện El Nino mạnh từ năm 1997 đến năm 1998 đã cướp đi 24.000 sinh mạng trên toàn cầu, gây thiệt hại kinh tế lên đến 34 tỷ USD, gây quá tải cho các tổ chức viện trợ quốc tế trong việc ứng phó với hạn hán, lũ lụt và hỏa hoạn ở Nam Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á, theo thông tin từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

Mặc dù El Nino này đặc biệt mạnh mẽ, nhưng những sự kiện tự nhiên và thiên tai (bây giờ đã bị tác động bởi nhân tạo) này đã "dạy" cả thế giới rằng mỗi chu kỳ có thể tàn phá thời tiết của thế giới và gây ra những tác động chưa từng thấy trước đây cho sức khỏe con người và kinh tế.

"Hầu như không quốc gia nào chuẩn bị đúng mực để đối mặt với thiên tai"

Đứng đầu dự đoán về sức nóng kỷ lục vào năm 2019, sự tương tác giữa chu kỳ khí hậu và nhiệt độ ấm bất thường cho thấy các sự kiện El Nino trong tương lai có thể làm trầm trọng thêm các tác động của biến đổi khí hậu mà hầu như không có quốc gia nào trên Trái Đất có được sự chuẩn bị đúng mực để đối mặt với chúng.

Mùa hè 2019 dự báo khắc nghiệt nhất lịch sử: Thiên tai đang dạy cả thế giới thứ gì? - Ảnh 5.

Năm 2018, khí quyển hứng hàng chục tấn CO2. Ảnh PBS

Một số "trận chiến khí hậu" nguy hiểm diễn ra thời gian qua đã chứng minh rằng thời tiết cực đoan ngày càng gây ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe của con người và các nền kinh tế - sóng nhiệt đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng, khiến nhiều người phải nhập viện nhiều hơn.

Bang California (Mỹ) đã xảy ra vụ cháy rừng tồi tệ nhất Vòng Bắc Cực; trong khi đó những tổn thất kinh tế của 2 siêu bão Michael và Florence (diễn ra ở Mỹ) có thể lên tới hơn 50 tỷ USD.

Mặc dù hiện nay, các ngành công nghiệp đã lưu ý đến các điều kiện môi trường thay đổi, và có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các công nghệ năng lượng sạch, giải quyết ô nhiễm và đầu tư vào việc bảo tồn môi trường tự nhiên...

Và mặc dù năng lượng tái tạo đã bùng nổ nhưng việc sản xuất than có thể đạt đến đỉnh điểm trong thời đại này đã khiến cho lượng khí thải carbon từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2018.

Nguồn nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 90% tổng lượng phát thải do con người tạo ra, khiến bầu khí quyển phải hứng hơn 37 tỷ tấn CO2 năm, tăng 2,7% so với sản lượng phát thải của năm 2017.

Bài viết sử dụng các nguồn: USAID, Theweathernetwork, Newscientist

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại