Chiến dịch quân sự dựa trên sự dối trá tại Venezuela sẽ là "con dao hai lưỡi" đối với Mỹ

Hoài Giang |

Tổng thống Trump tuyên bố quyết tâm giảm bớt hoàn cảnh bế tắc của người dân Venezuela. Nhưng ông từ trước tới nay quan tâm rất ít đến những người đau khổ ở nơi khác ngoài nước Mỹ.

Ngày 8/5, Tờ The National Interest xuất bản bài báo có tựa đề: "Lực lượng quân sự sẽ không giúp đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Hoa Kỳ tại Venezuela" (Military Force Will Not Achieve U.S. Objectives in Venezuela) của Nhà phân tích Doug Bandow.

Để có một góc nhìn đa chiều về cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay, chúng tôi trân trọng gửi tới quý độc giả bản lược dịch bài viết này.

Can thiệp quân sự vào Venezuela bằng "sự dối trá"?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố quyết tâm giảm bớt hoàn cảnh bế tắc của người dân Venezuela. Nhưng ông từ trước tới nay quan tâm rất ít đến những người đau khổ ở nơi khác ngoài nước Mỹ.

Chẳng hạn, ông ủng hộ Arab Saudi trong một cuộc chiến tranh xâm lược giết chết hàng chục nghìn dân thường Yemen. Ông cũng dành những cái ôm tượng trưng cho Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, người đã tống giam hàng chục nghìn người đối lập.

Đối với chính quyền Trump, các tuyên bố can thiệp Venezuela chỉ có giá trị duy nhất là về chính trị, và đặc biệt là thu hút cử tri ở bang Florida.

Vài tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tới Colombia, để với tư thế như Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi kêu gọi chính phủ của ông Maduro mở lại tuyến đường cho phép "viện trợ nhân đạo" tiếp cận Venezuela.

Than ôi, rất ít nhà quan sát đã xuất hiện, nó đã trở thành so sánh ngược nếu chúng ta nói tới chuyến đi đáng nhớ của Tổng thống Reagan để thúc giục nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev phá hủy tới Bức tường Berlin.

Chiến dịch quân sự dựa trên sự dối trá tại Venezuela sẽ là con dao hai lưỡi đối với Mỹ - Ảnh 1.

Cựu Tổng thống Mỹ Ronal Reagan phát biểu tại Berlin vào năm 1987 để kêu gọi Liên Xô xóa bỏ bức tường Berlin.

Tồi tệ hơn, các kiến ​​trúc sư của chính quyền đã chứng tỏ là những kẻ lừa đảo tinh vi. Sự bất tài của họ có thể đã khiến cho "cuộc đảo chính" của Tổng thống tự phong Juan Guaido lâm vào ngõ cụt.

Vài tháng trước, chính quyền Mỹ đã công nhận ông Guaido là Tổng thống hợp pháp.

Ông ta có thẩm quyền nhất định thông qua Quốc hội mà ông là chủ tịch, nhưng sự ủng hộ của Washington và 53 chính phủ khác cho đến nay đã được chứng minh là "chỉ đáng giá hơn một tách cà phê ở Caracas".

Chính quyền Trump đã giả định một chiến thắng nhanh chóng. Họ đã kêu gọi quân đội Venezuela (FANB) từ bỏ Maduro và sát cánh cùng Guaido.

Tuy nhiên, Maduro và ông Chavez trước đó đã thay đổi các vị trí lãnh đạo của FANB sau một nỗ lực đảo chính không thành công. Có một số người tị nạn từ cấp và trung nhưng gần như không đủ để làm suy yếu sự kiểm soát của Chính phủ Venezuela.

Chính quyền Mỹ trở nên bất lực, và họ áp đặt các biện pháp trừng phạt chỉ làm tồi tệ hơn sự cùng quẫn của người dân Venezuela.

Tổng thống Mỹ và các quan chức đổ lỗi cho Cuba, Nga và Trung Quốc, cũng như Guaido.

Chiến dịch quân sự dựa trên sự dối trá tại Venezuela sẽ là con dao hai lưỡi đối với Mỹ - Ảnh 2.

Ngày 8/5, các lực lượng vũ trang Venezuela tuần hành hô vang khẩu hiệu "Guaido không phải là lãnh đạo của chúng tôi".

Trong khi cố tình "dạy" cho người Nga rằng các phạm vi ảnh hưởng của họ không còn được chấp nhận ở châu Âu, chính quyền Mỹ đã nhấn mạnh rằng Moscow phải ra khỏi Venezuela vì nước này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ.

Sau đó, các quan chức Mỹ lại tuyên bố rằng Maduro đang chuẩn bị chạy trốn thì người Nga nói ông nên ở lại và các quan chức Venezuela đã hứa với người Mỹ rằng sẽ hất cẳng ông ta lại trở phe.

Và Cuba cố tình gây sức ép buộc những người đã cam kết với Mỹ phải trung thành, tất cả cả đã dẫn tới kết quả là ở hiện tại ông Maduro vẫn đang nắm quyền. Do vậy, người Mỹ cần phải can thiệp bằng hành động quân sự.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan cho biết:

Một điều không thể chắc chắn rằng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ sẽ không gây ra một cuộc nổi dậy ở các đô thị, và hậu quả đối với người Mỹ sẽ là giao tranh đẫm máu và thiệt hại kinh tế lâu dài.

Ông Guaido ủng hộ sự can thiệp của Mỹ, mặc dù nói rằng ông sẽ đưa nó vào một cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Venezuela.

Ngược lại, Bộ trưởng Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ có đủ quyền hạn và trách nhiệm. Vì vậy, ông tuyên bố cuộc can thiệp không cần sự chấp thuận của quốc hội Venezuela.

Liệu những người lính Mỹ có sẵn lòng chiến đấu và chết vì những người Venezuela không cần sự giúp đỡ? Rõ ràng chính sách liên tục sẵn sàng sử dụng quân sự của chính quyền Mỹ hiện tại thể hiện tất cả những sai lầm cơ bản trong chính sách đối ngoại chính quyền.

Năm lý do chứng minh cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Venezuela là "không tưởng"

Đầu tiên: Chúng ta nên giả định rằng người Mỹ bị thôi thúc phải làm một cái gì đó với tình hình Venezuela hiện tại?

Xung đột nội bộ Venezuela là một thảm kịch, nhưng đó hoàn toàn không phải là trách nhiệm của Washington.

Tác động của nó đến Hoa Kỳ là khá nhỏ. Các quốc gia Nam Mỹ có nhiều lợi ích hơn đối với số phận của Venezuela. Không có gì thôi thúc người Mỹ phải can thiệp lúc này.

Thứ hai: Can thiệp quân sự là một cách "nhân đạo" để ngăn cản họa diệt chủng?

Thực tế ở Venezuela không phải như vậy. Cảnh cùng khổ là sự thật, nhưng ít hơn nhiều so với các quốc gia khác trong quá khứ và hiện tại.

Nếu lấy kinh tế và chính trị làm tiêu chuẩn cho can thiệp quân sự, Hoa Kỳ thực sự rất bận rộn.

Có các cuộc chiến tranh toàn diện (Yemen), các cuộc nội chiến khủng khiếp (Syria), các chế độ độc tài ngột ngạt (Eritrea), các hệ thống toàn trị (Arab Saudi), kinh tế sụp đổ (Zimbabwe), nạn đói (Triều Tiên) và nhiều hơn nữa cần người Mỹ "đối phó".

Chiến dịch quân sự dựa trên sự dối trá tại Venezuela sẽ là con dao hai lưỡi đối với Mỹ - Ảnh 4.

15 quốc gia được đánh giá là "khốn khổ" nhất năm 2018 (Nguồn: Spectator Index).

Thứ ba: Hành động quân sự là thuốc chữa bách bệnh? Có một vấn đề không thể giải quyết bởi ngoại giao, chính trị và kinh tế?

Tuy nhiên, hành động quân sự là khác với các công cụ của chính sách đối ngoại khác. Hậu quả của nó đối với tất cả các bên liên quan rất lớn. Khả năng nhầm lẫn và bị phản ứng ngược cũng lớn hơn.

Chiến tranh nên là phương sách cuối cùng, nó không phải là "chìa khóa vạn năng" để đạt được những lợi ích quan trọng trừ phi đó là lợi ích sống còn và không nên được sử dụng như việc giải quyết các vấn đề xã hội trên tầm quốc tế.

Thứ tư: Hoa Kỳ có những "con rối" ở Nam Mỹ?

Venezuela đã đủ lý do để đoàn kết hầu hết các nước láng giềng chống lại họ trong một cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ hay không?

Tất nhiên là không. Nhưng đến bây giờ, rõ ràng là chính quyền của ông Trump không biết họ đang cần những gì. Dựa vào chiến tranh sẽ không thể làm cho nỗ lực của ông đối với trật tự toàn cầu thành công.

Thứ năm: Can thiệp quân sự không cần để ý tới sự chia rẽ trong nhân dân Venezuela?

Một số người ủng hộ hành động của Mỹ, nhưng đa phần lãnh đạo phe đối lập chủ yếu là chống lại nó. Một thành viên phe đối lập của Quốc hội lo lắng rằng một cuộc xâm lược của Hoa Kỳ sẽ mang lại nhiều vấn đề hơn là các giải pháp.

Ngay cả ông Guaido cũng tỏ ra mơ hồ, thay đổi liên tục. Gần đây nhất, ông ta chỉ ra rằng Cuộc can thiệp của Mỹ sẽ phải đợi Quốc hội Venezuela phê chuẩn và kèm theo sự ủng hộ của quân đội Venezuela.

Trên thực tế, họ hy vọng vào việc lật đổ ông Maduro phải được thực hiện từ bên trong Venezuela. Tờ The Washington Post dẫn lời một sinh viên luật Venezuela:

"Có thể trừng phạt nhiều hơn. Áp dụng áp lực ngoại giao nhiều hơn. Và chúng tôi cảm ơn bạn vì những gì bạn đã làm.

Nhưng đừng gửi quân đội.Điều đó sẽ chỉ châm ngòi cho một cuộc nội chiến và chia rẽ người Venezuela.".

Cuối cùng: Rất ít nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có vẻ quan tâm và trả lời câu hỏi tiếp theo can thiệp sẽ là gì?

Mỹ xâm lược Venezuela, đánh bại FANB và bắt đầu quá trình xây dựng quốc gia dân chủ. Một viễn cảnh tuyệt vời.

Rốt cuộc, nó có hoạt động tốt hay không hay lại trở thành một Afghanistan và Iraq mới?

Chiến dịch quân sự dựa trên sự dối trá tại Venezuela sẽ là con dao hai lưỡi đối với Mỹ - Ảnh 6.

Lực lượng FANB tại căn cứ El Libertador ở Aragua, Venezuela ngày 8/5.

Một cuộc nổi dậy đô thị cấp thấp có khả năng biến thành một cuộc nội chiến nghiêm trọng. Ông Guaido là một người cánh tả, không hẳn là ủng hộ chính quyền Trump.

Washington càng cố gắng đưa ra một kịch bản cho Venezuela thì lại có khả năng biến kịch bản này lan rộng ra khắp châu Mỹ Latinh.

Thảm kịch Venezuela đã có thể tránh được. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách Mỹ không học được một điều rằng sự can thiệp của quân sự rất có khả năng mở rộng và làm sâu sắc thêm thảm kịch.

Chính quyền của Trump đã làm hỏng việc. Hành động quân sự nên là giải pháp cuối cùng cho để đạt được kết thúc quan trọng, cả hai thứ đều chưa xuất hiện ở Venezuela.

Tổng thống Trump nên giữ quân đội của ông ở nhà và thực hiện những gì mà Tổng thống George W. Bush đã đề xuất từ ​​rất lâu trước đây: "Một chính sách đối ngoại của người khiêm tốn".

Doug Bandow là một thành viên cao cấp tại Viện Cato. Ông cũng là cựu trợ lý đặc biệt của Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Sự điên rồ của chính sách ngoại giao: Đế chế toàn cầu mới của Mỹ".

Phó tổng thống tự phong Zambano đã bị lực lượng chính quyền của ông Maduro bắt đêm ngày 8/5 (9/5 giờ Việt Nam) sau khi bị tước bỏ quyền miễn trừ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại