Diễn biến "lạ" với khối tài sản hàng chục nghìn tỷ của 2 đại gia Việt

Pha Lê |

Dù là những người được xếp vào hàng giàu bậc nhất Việt Nam, tuy nhiên, khối tài sản của 2 đại gia này lại có diễn biến hoàn toàn trái ngược.

Năm 2016, thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến sự giằng co quyết liệt ngôi vị người giàu nhất sàn chứng khoán.

Lần đầu tiên trong lịch sử, ngôi vị này đã bị đổi chủ khi ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros đã leo lên ngôi vị cao nhất này, thay thế ông Phạm Nhật Vượng - người đã đứng vững ngôi vị Quán quân suốt 6 năm trong bảng xếp hạng.

Có những thời điểm, tài sản của ông Quyết đạt mức 35.588 tỷ đồng, cao hơn hơn 5.000 tỷ đồng so với ông Vượng. Cuối năm đó, ông Quyết nghiễm nhiên bước chân vào vị trí đứng đầu với tài sản đạt 33.806 tỷ đồng dù năm trước đó, ông không hề được xướng tên trong danh sách này.

Có được thành quả này là do ông Quyết đã đưa mã cổ phiếu ROS của Faros chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong một thời gian ngắn, mã này liên tiếp tăng kịch trần. Từ mức 9.550 đồng/cổ phiếu trong phiên đầu giao dịch (1/9/2016), ROS đã tăng phi mã lên hơn 177.000 đồng mỗi cổ phiếu.

Diễn biến lạ với khối tài sản hàng chục nghìn tỷ của 2 đại gia Việt - Ảnh 1.

Tưởng chừng như những diễn biến tích cực đó sẽ khiến cho ông Quyết ung dung bước vào bảng xếp hạng Những người giàu nhất hành tinh của Forbes, tuy nhiên, không phải như vậy.

Ngày 20/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách những người giàu nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng này, lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận 2 đôla là ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, với khối tài sản ròng đạt 2,4 tỷ USD và bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Tổng giám đốc Vietjet Air với 1,2 tỷ USD.

Điều đáng nói ở đây là dù có khối tài sản trên sàn chứng khoán cao hơn ông Phạm Nhật Vượng nhưng người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Trịnh Văn Quyết lại không hề có tên trong danh sách này.

"Hiện nay, Forbes vẫn trong quá trình theo dõi khối tài sản của Trịnh Văn Quyết. Tính tới thời điểm này, ông Quyết vẫn chưa được xuất hiện trong bất kỳ danh sách người giàu nào mà Forbes xếp hạng", Janelle Kuah – Giám đốc truyền thông Forbes châu Á chia sẻ.

Kế đến năm 2017, dù vẫn đứng vững ngôi vị người giàu nhất sàn chứng khoán Việt với tài sản ước tính đạt 58.851 tỷ đồng, nhưng trong bảng xếp hạng năm tiếp theo của Forbes, ông Quyết lại tiếp tục "lỡ hẹn".

Thay vào đó, 2 doanh nhân mới được ghi nhận là ông Trần Đình Long – Chủ tịch Hoà Phát và ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Trường Hải Thaco. Điều đáng nói là, số tài sản của ông Quyết cao hơn rất nhiều so với ông Long và ông Dương.

Diễn biến lạ với khối tài sản hàng chục nghìn tỷ của 2 đại gia Việt - Ảnh 3.

Một điểm đáng chú ý hơn nữa, mặc dầu Thaco của ông Dương chưa được niêm yết công khai trên sàn chứng khoán, ông Dương không hề có tên trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt nhưng ông Dương vẫn được xếp hạng trong danh sách danh giá này của Forbes.

Tài sản ước tính của ông Dương được Forbes tính toán đạt khoảng 1,8 tỷ USD, đứng thứ 1.339 trên thế giới.

Như vậy, có thể nhận thấy 2 diễn biến hoàn toàn trái ngược của khối tài sản nghìn tỷ do ông Quyết và ông Dương sở hữu.

Diễn biến lạ với khối tài sản hàng chục nghìn tỷ của 2 đại gia Việt - Ảnh 4.

Ông Trần Bá Dương

Sở dĩ, ông Quyết chưa từng được xướng tên trong danh sách của Forber bởi tạp chí này chưa chắc chắn về định giá tài sản của ông Quyết, còn nhiều câu hỏi xung quanh việc định giá.

Hơn nữa, số tài sản của ông Quyết chủ yếu đến từ gần 400 triệu cổ phiếu ROS ông đang nắm giữ. Mà cổ phiếu này lại có biến động bất ổn, khi tăng phi mã, lúc lại trồi sụt, rơi xuống mức rất thấp.

Hiện tại, cổ phiếu này đang giao dịch quanh mức 33.000 đồng mỗi cổ phiếu, tức mất hơn 500% giá trị so với thời điểm đỉnh cao. Chính vì biến động này, nên tính tới thời điểm hiện tại, số tài sản trên sàn chứng khoán của ông Quyết chỉ đạt 13.696 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với con số 1,8 tỷ USD của ông Dương đang có.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của Thaco nhiều năm liền đem lại hiệu quả cao. 9 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế Thaco thu về 1.363 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ, tương ứng mức lãi ròng 1.260 tỷ, tăng 71%. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Thaco ghi nhận 39.812 tỷ doanh thu và 4.263 tỷ lãi ròng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại