Bị tên lửa SAM-2 Việt Nam rượt đuổi, phi công tiêm kích F-4 Mỹ vội vã vứt máy bay nhảy dù

Bảo Lam |

Các phi công tiêm kích F-4 Phantom của Mỹ đã vứt bỏ tiêm kích của mình ngay khi mới chỉ nhìn thấy những quả đạn từ các tổ hợp tên lửa SAM-2 Việt Nam bay tới.

Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông và diễn đàn bắt đầu xuất hiện nhiều ý kiến về việc những tổ hợp tên lửa phòng không của Nga khó có khả năng gây ra bất cứ thiết hại nào cho các máy bay tiêm kích tàng hình của Mỹ.

Tuy nhiên, trong bài viết "Русская «Двина», сбив сотни «Фантомов», довела американцев до психоза - "Dvina" khi bắn hạ hàng trăm tiêm kích F-4 Phantom" đã khiến người Mỹ hoảng loạn", tác giả Vladimir Tuchkov đã chứng minh điều ngược lại.

Tiêm kích tàng hình F-35 bị dọa sợ?

Trước tiên, chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-35 được mang ra so sánh như một hình mẫu tuyệt hảo. Bởi vậy, bất chấp việc các hệ thống tên lửa S-300 của Nga được chuyển giao cho quân đội Syria, những máy bay F-35 của Israel tiếp tục triển khai các cuộc tấn công nhằm vào mọi cơ sở trên lãnh thổ Syria mà không bị trừng phạt.

Hơn nữa, tất cả bệ phóng của tên lửa S-300 sẽ bị tiêu diệt từ trên không trong thời gian sắp tới. Câu chuyện còn đi xa tới mức cả tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf tối tân cũng không còn nghĩa lý gì nữa.

Và những chứng cứ "sắt đá" được viện dẫn: nếu như tên lửa S-400 Triumf có mặt tại Syria thì cho đến nay cũng không bắn hạ một chiếc máy bay nào và không đánh chặn được một quả tên lửa nào, thì đó là "thông tin giả, thùng rỗng kêu to" do Điện Kremlin thổi lên.

Và nguyên nhân sâu xa tất cả thứ này là do người Nga không có khả năng chế tạo được thứ gì đó có giá trị. Họ chỉ có thể ăn cắp các công nghệ tại Mỹ, nhưng lại sao chép quá kém.

Bị tên lửa SAM-2 Việt Nam rượt đuổi, phi công tiêm kích F-4 Mỹ vội vã vứt máy bay nhảy dù - Ảnh 1.

Tổ chiến đấu tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (tên lửa SAm-2). Ảnh: Nikolai Akimov/TASS.

Câu trả lời sắt đá: Phi công Mỹ sợ hãi tên lửa SAM-2 Việt Nam

Tuy nhiên, có câu trả cho lời điều này khi chúng ta thực hiện một chuyến đi ngược về lịch sử không mấy xa xôi.

Khi đó ở Việt Nam, những tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (SAM-2) của người Nga đã gây nỗi khiếp đảm đối với các phi công tiêm kích Mỹ tới mức họ phải vội vã bung dù thoát hiểm khỏi những máy bay vẫn đang hoạt động bình thường chỉ vì nhìn thấy quả tên lửa phòng không được phóng lên.

Các cuộc ném bom của không quân Mỹ ở miền Bắc Việt Nam được bắt đầu vào đầu năm1965.

Tương quan lực lượng của không quân hai nước vô cùng chênh lệch. Không quân Việt Nam chỉ sở hữu 60 chiếc máy bay, chủ yếu là những máy bay cận thanh MiG-17 của Liên Xô có tính năng vô cùng hạn chế.

Người Mỹ, khi chuẩn bị tấn công bằng đường không, hơn một năm trời đã khôi phục các căn cứ không quân cũ và xây dựng những căn cứ mới trong khu vực. Thêm vào đó, hai chiếc tàu sân bay được điều tới Vịnh Bắc Bộ.

Kết quả là Mỹ đã thiết lập được "nắm đấm" bằng không quân uy lực, bao gồm gần 1.000 máy bay các loại - tiêm kích, ném bom, cường kích, do thám, radar, vận tải, tiếp nhiên liệu,… Sau đó còn xuất hiện cả những máy bay ném bom chiến lược B-52.

Tổng cộng, Mỹ đã tung vào cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1965 đến hết năm 1973 gần 5.000 chiếc máy bay.

Nhiều hơn cả là các máy bay tiêm kích-ném bom F-100 và F-105. Chiếc máy bay hiện đại nhất vào thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh trên không là F-4 Phantom II với khả năng vượt trội, cả chiếm lĩnh ưu thế trên không, cả triển khai các cuộc tấn công những mục tiêu trên bộ, cả tiến hành các chuyến bay do thám.

Nó có vận tốc siêu thanh kỷ lục - 2.400km/h, và trần bay kỷ lục đối với các máy bay tấn công - 19.000m, và tầm hoạt động khá rộng - 2.400km.

Bị tên lửa SAM-2 Việt Nam rượt đuổi, phi công tiêm kích F-4 Mỹ vội vã vứt máy bay nhảy dù - Ảnh 2.

Máy bay cường kích bị tên lửa SAM-2 Việt Nam bắn đón, hạ gục.

Cứ ngỡ dạo chơi nhẹ nhàng, nhưng không...

Hoàn toàn có thể hiểu được rằng, trong những lần xung trận đầu tiên, các phi công Mỹ đã dạo chơi một cách nhẹ nhàng trong hậu phương của Việt Nam, bởi vì không có gì đe dọa được họ trên không.

Họ bay ở độ cao 4-5 nghìn mét, nơi mà pháo phòng không của Việt Nam không thể bắn tới. Các quả bom được ném xuống ở vận tốc siêu thanh, sau đó các máy bay ném bom bình thản quay trở về các căn cứ.

Tình hình đột ngột thay đổi vào ngày 24/6/1965, khi lần đầu tiên các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 "Dvina" được sử dụng ở Việt Nam (tên lửa SAM-2). Vào ngày đó, khi phóng 4 quả tên lửa, các kíp trắc thủ tên lửa phòng không Việt Nam đã bắn hạ 3 chiếc F-4 Phantom.

Thậm chí quả thứ tư không bắn trượt mục tiêu, mà trúng vào chiếc máy bay đã bị một quả tên lửa trước đó bắn hạ.

Người Mỹ bắt buộc phải thay đổi chiến thuật ngông cuồng của mình sang cẩn trọng hơn, căn cứ từ những tính năng của tổ hợp tên lửa phòng không "chưa biết bắt trượt bao giờ". Vận tốc của máy bay đối với tên lưả SAM-2 Dvina không có ý nghĩa, nó có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay ở vận tốc 2.300km/h.

Đương nhiên các máy bay F-4 Phantom có vận tốc nhanh hơn 100km/h. Nhưng đó là khi nó bay ở độ cao lớn và không mang theo bom. Bán kính bắn hạ mục tiêu của tổ hợp là 34km, còn dải độ cao bắn hạ các mục tiêu - từ 3km đến 22km.

Bởi vậy, trong khu vực hoạt động của hệ thống phòng không, các máy bay ném bom bắt đầu hạ xuống độ cao thấp hơn 3km, ở đó hỏa lực của pháo phòng không đón lõng chúng. Nhưng việc thay đổi chiến thuật đã làm giảm thiệt hại của các máy bay Mỹ mà trước đó đạt tới 200 chiếc bị bắn hạ trong một tháng.

Bị tên lửa SAM-2 Việt Nam rượt đuổi, phi công tiêm kích F-4 Mỹ vội vã vứt máy bay nhảy dù - Ảnh 3.

Tiêm kích F-4 Mỹ bị MiG-21 Việt Nam bắn hạ. Ảnh minh họa.

Thiệt hại tới mức không thể chịu nổi

Tính hiệu quả ban đầu là đáng kinh ngạc - trung bình tên lửa Việt Nam chỉ mất 1,5 quả tên lửa để bắn hạ 1 chiếc máy bay. Sau đó chỉ số này bắt đầu giảm xuống.

Ngoài các đường bay ở những độ cao mà S-75 không thế vươn tới, người Mỹ bắt đầu sử dụng các nhiễu sóng do những máy bay hộ tống thực hiện.

Đó là phương pháp hiệu quả để chống lại các tên lửa phòng không bởi vì chúng sử dụng phương pháp dẫn hướng chệch mục tiêu bằng vô tuyến điện. Kết quả là tính hiệu quả của tổ hợp phòng không SAM-2 Việt Nam giảm xuống tới 9-10 quả cho 1 chiếc máy bay bị bắn hạ.

Nhưng tính hiệu quả của không quân Mỹ cũng giảm bởi vì các máy bay phải bỏ ra tới 30-40% thời gian bay của mình để đi săn các bệ phóng "Dvina".

Các kỹ sư của Phòng Thiết kế "Strela" (Nga) đã tích cực tìm tòi và phát hiện được những phương pháp vô hiệu hóa các miếng đánh lừa tên lửa của người Mỹ. Độ cao tối thiểu để có thể bắn hạ mục tiêu của tên lửa SAM-2 được hạ từ 3km xuống còn 500m.

Và chỉ những máy bay ném bom tối tân nhất F-111 của Mỹ vừa xuất xưởng vào năm 1967 với thiết kế hình học của cánh thay đổi và trang bị hệ thống radar hiệu quả cũng như các thiết bị điện tử tuyệt hảo mới có thể thực hiện bay thấp, bám theo địa hình hiểm trở ở vận tốc siêu thanh.

Chính vì thế mà trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, theo phía Mỹ, chỉ có 2 chiếc máy bay F-111 này bị bắn hạ.

Khả năng chống nhiễu rãnh đạn của kênh điều khiển tên lửa SAM-2 cũng được tăng cường đáng kể, vì thế việc thiết lập các nhiễu sóng bởi người Mỹ đã không còn đóng vai trò quan trọng trong khả năng phòng vệ chống tến lửa.

Chiến thuật sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không cũng được các kíp trắc thủ tên lửa phòng không dày dạn kinh nghiệm của Việt Nam hoàn thiện.

Các trạm chỉ huy bắt đầu sử dụng các lệnh phóng tên lửa giả - đó là khi máy bay của địch phát hiện tia vô tuyến điện, nhưng tên lửa vẫn chưa rời khỏi bệ phóng. Phi công khi phát hiện mình bị "tấn công đánh lừa", buộc phải thực hiện thao tác để tránh "tên lửa", điều đó làm mất đi vị trí thuận lợi của chiếc máy bay trong chiến đấu.

Bị tên lửa SAM-2 Việt Nam rượt đuổi, phi công tiêm kích F-4 Mỹ vội vã vứt máy bay nhảy dù - Ảnh 4.

Máy bay F-4 của không quân Hải quân Mỹ thả bom trong một chuyến xuất kích tấn công ở Việt Nam.

Sáng kiến bất ngờ, chỉ có ở Việt Nam

Tất cả những điều kể trên đã giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam chỉ mất 4-5 quả tên lửa để bắn hạ 1 chiếc máy bay.

Thêm vào đó, việc sử dụng các tổ hợp tên lửa S-75 đã làm tăng hiệu quả của lực lượng pháo phòng không Việt Nam, do sử dụng những dữ liệu các trạm radar của những tổ hợp này.

Tổ hợp tên lửa phòng không và pháo cao xạ phối hợp cùng nhau khoá chặt toàn bộ phạm vi, cả về độ cao lẫn tầm xa. Bên cạnh đó, Liên Xô còn cung cấp cho Việt Nam các loại súng phòng không bắn nhanh hiện đại kích cỡ từ 30mm đến 100mm.

Pháo phòng không, nhờ số đông, nên hiệu quả hơn các tổ hợp "Dvina". Có tới gần 60% số lượng máy bay bị bắn hạ bằng pháo cao xạ. Tuy nhiên pháo cao xạ không thể xử lý được tất cả các loại máy bay.

Những máy bay ném bom chiến lược B-52 hoàn toàn không hề hấn gì trước pháo phòng không. Nhưng một số lượng lớn những máy bay này lại bị "Dvina" bắn hạ - theo các đánh giá khác nhau, từ 32 đến 54 chiếc. Đó là một tổn thất vô cùng nặng nề.

Bất chấp những thiệt hại vô cùng to lớn và hiệu quả giảm đáng kể, các máy bay của không quân, hải quân và thuỷ quân lục chiến Mỹ tiếp tục thực hiện các cuộc oanh tạc những căn cứ tại miền Bắc Việt Nam, trong đó có cả các khu dân cư, căn cứ của du kích Nam Việt Nam.

Tuy nhiên điều này kéo dài không lâu. Đến cuối năm 1967 các chiến dịch không kích gần như dừng lại. Đó là do sự xuất hiện của chiếc máy bay tiêm kích MiG-21 của Liên Xô ở Việt Nam. Chúng thiết lập sự bá chủ tuyệt đối trên không.

Tiêm kích F-4 Phantom của Mỹ không thể so sánh được với nó về tính cơ động, tốc độ nâng, quả tải vận hành, lượng tên lửa được trang bị.

Về sự đặc biệt của chiếc máy bay Liên Xô trong cuộc chiến tranh này được chứng tỏ bằng thiệt hại của nó so với đối thủ chính. Theo các tài liệu đã được công bố, phía Việt Nam chỉ mất tổng cộng có 65 chiếc MiG-21 trong khi F-4 Phantom mất tới 895 chiếc.

Tổng thiệt hại về khí tài không quân của Mỹ là thảm hoạ thực sự. Không quân, Hải quân và Thuỷ quân lục chiến Mỹ mất 3.374 chiếc máy bay. Không quân Việt Nam chỉ mất 150 máy bay MiG-17, MiG-19 và MiG-21 để tiêu diệt 9% tổng số các máy bay Mỹ.

Tỷ lệ này của S-75 là 31%, của pháo cao xạ - 60%. Tuy nhiên, phần lớn trong chiến công của pháo phòng không Việt Nam có sự đóng góp của các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina, khi đã đẩy các máy bay địch xuống độ cao để pháo cao xạ bắn hạ.

Cũng không nên quên sự hỗ trợ đáng kể bằng những dữ liệu thông tin từ các hệ thống radar của tổ hợp tên lửa phòng không cung cấp cho các đơn vị pháo cao xạ.

Cho nên có thể mạnh dạn mà nói: Các tổ hợp tên lửa phòng không của Liên Xô đã thay đổi cục diện trong cuộc chiến trên không. Và con số thống kê ở đây hết sức ấn tượng. Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 95 tổ hợp phiên bản các loại và 7.658 quả tên lửa cho những tổ hợp này trong vòng nhiều năm.

Tổng cộng số tên lửa đã sử dụng, bắn trượt hoặc không hoạt động là 6.806 quả. Như vậy, Việt Nam cứ bắn 6,5 quả tên lửa phòng không thì bắn hạ được một chiếc máy bay Mỹ. Căn cứ vào số lần phóng là 3.228, thì cứ 3,1 quả tên lửa lại bắn hạ được 1 chiếc.

Mối đe doạ có thể bị tên lửa S-75 bắn hạ lớn tới mức đã ảnh hưởng lên tâm lý của các phi công Mỹ. Được biết, có nhiều lần phi công nhìn thấy tên lửa được phóng lên đã vội vàng rời khỏi chiếc máy bay vẫn đang hoạt động bình thường.

Đó là điều cần phải nhắc cho những người đang chỉ trích các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga. Truyền thống chế tạo các tổ hợp tên lửa hiệu quả của tập đoàn "Almaz-Antey", với khả năng kiềm chế được những phát kiến mới nhất của các kỹ sư hàng không Mỹ, không hề mất đi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại