"Sai một ly đi một dặm": Israel mất mặt - Nga và Iran ra đòn quá hiểm và cứng rắn

Bảo Lam |

Thảm kịch máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn hạ đã thay đổi tất cả. Tên lửa S-300 có mặt tại Syria, сòn Israel thì bị mất mặt. Moscow đã ra đòn quá hiểm.

Các chuyên gia Zaur Karaev và Oleg Guschin bình luận rằng những tổ hợp S-300 của Nga đã gây ra nhiều ồn ào từ trước khi chúng có mặt tại Syria. Không có gì là lạ bởi đây không phải là lần đầu tiên khi Nga quan tâm tới các lợi ích của mình, mà không cần "đếm xỉa" tới những lợi ích của Israel đang được Mỹ hậu thuẫn.

Israel làm mưa làm gió ở Trung Đông...

Trước đây, Tel-Aviv được phép làm gần như tất cả mọi việc. Quốc gia này ném bom các đồng minh của Nga - Quân đội Syria, Hezbollah, Iran. Quốc gia này sẵn sàng làm tròn bổn phận với Mỹ ngay khi có yêu cầu. Điều đó đã phương hại tới Nga.

Thứ nhất, khí tài và con người của những đồng minh bên phía Nga giúp giành được phần lớn thắng lợi trên bộ đã gánh chịu thiệt hại.

Thứ hai, điều này gây phương hại nghiêm trọng tới danh tiếng của Nga. Nhiều người xì xào rằng, mới đây thôi, người Iran từng sẵn sàng từ chối các chiến dịch hiệp đồng với Nga.

Và thảm kịch liên quan tới chiếc máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn hạ đã thay đổi tất cả. S-300 đã có mặt tại Syria, сòn Israel thì bị mất mặt, rõ là "sai một ly đi một dặm". Moscow đã ra đòn quá hiểm khi chớp thời cơ có một không hai để đàng hoàng chuyển giao thứ vũ khí "chết người" này cho Damascus.

Tất cả đều cảm thấy hài lòng. Basar Assad đã nửa tháng rồi không còn nhìn thấy những máy bay tiêm kích của Israel lượn trên đầu, chúng thậm chí còn lưỡng lự khi quyết định thực hiện lộ trình bay ngang qua cung điện của Tổng thống tại Damacus.

Người Thổ, mà trước đây từng cảm thấy quan ngại về tình hình căng thẳng diễn ra tại phía Tây Syria do các hành động của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), đã cảm thấy yên tâm hơn một chút và tiếp tục làm nốt phần việc của mình tại Idlib và bắc Aleppo.

Sai một ly đi một dặm: Israel mất mặt - Nga và Iran ra đòn quá hiểm và cứng rắn - Ảnh 1.

Phó tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Hussein Salami. Ảnh: Zuma/TASS

Còn Tehran thì cảm thấy mình gần như người đang làm chủ được tình hình. Hẳn là như thế! Bây giờ binh lính Iran, khi hộ tống khí tài hoặc hạ tải vũ khí, không còn phải cứ mỗi phút lại nhìn lên bầu trời vì lo lắng dính phải không kích của Isarel.

Từ năm 2012, khi Tel-Aviv can thiệp vào cuộc chiến tại Syria, lực lượng không quân của họ, ngay từ khi xung đột nổ ra, đã liên tục triển khai các cuộc tấn công nhằm vào những người Iran ủng hộ Assad. Không lúc nào được yên thân.

... nhưng nay đã khác

Dường như giờ đây Iran cảm thấy mình có khả năng làm điều gì đó lớn lao hơn những gì có thể làm trước đây. Lấy ví dụ, đe doạ rằng ông Netanyahu sẽ bị lật đổ và phải bỏ chạy khỏi Israel.

Mới đây, phó tư lệnh Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, ông Hussein Salami, đã khuyên ông Netanyahu nên "tập bơi". Không, đó không phải là vì quan tâm tới sức khoẻ của một người đã lớn tuổi, mà là lời đe doạ.

Vị tướng người Iran nói rằng sắp tới ông Netanyahu sẽ phải tháo chạy khỏi Israel qua Địa Trung Hải và bằng cách "bơi qua biển".

Theo ý kiến của ông, diễn biến tình hình hiện giờ tại Syria và toàn cõi Trung Đông không cho TT Israel bất cứ cơ hội nào ngoài phương pháp tháo chạy bằng đường biển. Dường như, bằng cách này vị tướng người Iran dự báo sự sụp đổ của nhà nước Do Thái.

Sai một ly đi một dặm: Israel mất mặt - Nga và Iran ra đòn quá hiểm và cứng rắn - Ảnh 2.

Thủ tướng Israel đang bơi trong một kì nghỉ.

Tuyên bố này có một vài nguyên do sâu xa. Đó là các tổ hợp S-300 đã được nhắc đến ở trên. Đúng, đối với người Iran những tổ hợp này mang nhiều ý nghĩa.

Tất nhiên, Nga cung cấp chúng sau khi chiếc máy bay của mình bị bắn hạ, nhưng không nên quên rằng, các máy bay tiêm kích F-16 của Israel gây ra thảm kịch, hôm đó đang thực hiện tấn công các mục tiêu của Iran. Cho nên Nga bảo vệ không chỉ chính mình và Assad, mà cả Iran nữa.

Bằng cách này tướng Salami đáp trả lại tuyên bố của ông Netanyahu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Thủ tướng Israel một lần nữa phát biểu chỉ trích Tehran và tuyên bố rằng người Iran tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và thậm chí còn công khai bằng chứng là các tấm ảnh chụp những cơ sở nào đó, mà dường như, có liên quan tới việc làm giàu uran hoặc bảo quản các vật liệu phóng xạ.

Nghe có vẻ rất "máu lửa". Trước đây Iran từng thường xuyên chỉ trích Tel-Aviv trong mọi lĩnh vực. Và cũng phải nghe những điều tương tự từ phía ngược lại. Mọi người đã quen với việc này.

Nhưng đã từ lâu chưa có quan chức cấp cao nào của Iran lên tiếng về việc nhà nước Do Thái sắp sửa biến mất. Và giờ đây, ông Salami khẳng định rằng đó là điều không thể tránh khỏi. Có đúng là Iran dám làm điều như thế với ngài Netanyahu trên Địa Trung Hải hay không?

Chuyên gia nghiên cứu chính trị và phương Đông (Nga), ông Oleg Gushin cho rằng không nên quá coi trọng những tuyên bố kiểu này. Iran, tất nhiên là một quốc gia khá tiến bộ, nhưng lý tưởng vẫn là lý tưởng.

Không ai có thể thay đổi được tình thế từ thời lãnh tụ tối cao đầu tiên Ruhollah Khomeini. Ông Khomeini từ khi chưa lên nắm quyền đã quyết định rằng Israel phải bị huỷ diệt.

Vào thời điểm đó, khi Cách mạng Hồi giáo vừa lắng xuống, nhiều người tiếp tục cho đó là trách nhiệm của mình, nhưng khi đó tại Tehran gần như cứ mỗi cột điện lại thấy một người bị treo cổ.

Bây giờ mọi thứ đã thay đổi, và người Iran từ lâu đã hiểu rằng để có một cuộc sống bình thường không nhất thiết phải thực hiện lộ trình tương tự. Nhưng vẫn là một quốc gia Hồi giáo và vì thế uy tín của lãnh tụ tối cao là điều không thể lay chuyển, từ đó, lời nói của ông ta vẫn là mệnh lệnh.

Trong chính trường thực tế, không ai có ý định tiêu diệt Israel. Điều đó đối với Iran không khác gì tự sát. Thêm vào đó, những tuyên bố này của ông Hussein Salami hướng vào ai? Vào người dân trong nước.

Ông đưa ra những lời nói này khi phát biểu trước người dân ở Isfahan. Lấy ví dụ, tại đó ông cũng nói về việc để tiêu diệt Israel chỉ cần một mình Hezbollah là đủ.

Tuy nhiên không nên phủ nhận rằng tình hình hiện giờ đã thay đổi. Nhờ các tổ hợp S-300 người Iran cảm thấy an toàn hơn trước đây rất nhiều.

Trước đây họ bị oanh tạc, trong khi họ chỉ có thể đáp trả bằng những trận pháo kích rời rạc và không hiệu quả nhằm vào Cao nguyên Golan – đơn giản bởi vì Israel không có căn cứ thường xuyên hay những nhà kho tại Syria giống như Iran.

Từ giờ người Iran thậm chĩ sẽ không cần phải đáp trả như vậy, nếu như tất nhiên Tel-Aviv vẫn cẩn trọng trước những lời cảnh báo từ phía Nga.

Nga giao tên lửa S-300 nhưng ruột S-400 cho Syria?


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại