3,1 tỷ USD của BQP Hoa Kỳ “biến mất” ở Afghanistan: Mỹ đạp trúng vết xe đổ của Liên Xô?

DK |

Có thể nói cuộc chiến 17 năm tại Afghanistan của người Mỹ đã trở thành địa ngục với chính những người khơi mào.

Báo cáo gây nhức nhối

Thanh tra Bộ quốc phòng Hoa Kỳ (BQP) tiết lộ trong một bản báo cáo hồi tuần trước rằng các quan chức quân đội Mỹ không thể xác nhận được khoản tài trợ trị giá 3,1 tỷ USD cho chính phủ Afghanistan có hoàn thành đúng mục đích hay không.

Theo báo cáo, việc thiếu sự giám sát của Mỹ và khả năng của chính phủ Afghanistan không đủ dẫn đến sự quản lý kém và thiếu sự đảm bảo chính xác điểm đến của nguồn tài trợ.

Ngân sách do Bộ Tư lệnh Chuyển tiếp An ninh Hợp nhất-Afghanistan (CSTC-A) cung cấp cho Bộ Quốc phòng Afghanistan (MoD) và Bộ Nội vụ (MoI) từ năm 2014 đến năm 2017 nhằm mục đích "tăng hiệu quả và khả năng của các lực lượng an ninh Afganistan để họ có thể trở nên chuyên nghiệp và tự đứng vững".

"Cụ thể, khoản hỗ trợ trị giá 3,1 tỷ USD Mỹ hỗ trợ năng lực của các cơ quan an ninh của Afghanistan. Trong đó bao gồm cả việc đào tạo cho nhân viên cộng tác người Afghanistan để theo dõi ngân sách và phân bổ viện trợ như đạn dược, xe cộ và nhiên liệu cần thiết để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu trên khắp đất nước."

Mục tiêu của chương trình CSTC-A là phát triển một quỹ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ độc lập và tự cung tự cấp có khả năng hỗ trợ lực lượng chính phủ Afganistan trước sự hồi phục của Taliban.

3,1 tỷ USD của BQP Hoa Kỳ “biến mất” ở Afghanistan: Mỹ đạp trúng vết xe đổ của Liên Xô? - Ảnh 1.

Bản đồ lãnh thổ các phe phái tại Afghanistan, Mỹ và Saudi đang thảo luận vấn đề chỉ định khu vực an toàn cho Taliban và mở văn phòng đại diện cho Taliban như một chính đảng tại Kabul.

Nếu không có một mạng lưới được thiết lập để cung cấp phương tiện chiến tranh và đạn dược, lực lượng chính phủ có thể bị cắt đứt khỏi các nguồn lực tối cần thiết để giữ vững lãnh thổ.

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cảnh báo rằng các lực lượng Afganistan thiếu khả năng tự cung tự cấp, họ thiếu khả năng kiểm kê và lập ngân sách hiệu quả, không thể duy trì sử dụng vũ khí đúng cách, và vẫn phụ thuộc vào sự trợ giúp của Hoa Kỳ.

Ví dụ: Thanh tra Bộ quốc phòng chỉ đơn giản là không biết điểm đến của một số xe chiến đấu cung cấp cho lực lượng an ninh Afganistan. Các thanh tra phát hiện ra rằng "từ năm 2005, các quan chức CSTC-A đã chuyển giao khoảng 95.000 xe cho lực lượng chính phủ Afghanistan;

Tuy nhiên, các quan chức của CSTC-A không có một bản kiểm kê chính xác về hiện trạng các loại xe này. "Một số đã rơi vào tay Taliban, trong khi số khác lại quay trở lại căn cứ để sửa chữa sau khi báo cáo là "bị phá hủy trong trận chiến."

Cơ giới cũng thiếu một lực lượng đáng tin cậy, đủ khả năng sửa chữa để phục vụ khi bị hỏng hóc.

Thanh tra lưu ý rằng "các quan chức chính phủ đã không đào tạo đầy đủ cho Cảnh sát Quốc gia Afghanistan để bảo dưỡng đội xe của mình một cách độc lập".

Sự thiếu hụt này dẫn đến khoản chi "khoảng 21 triệu USD để thay thế động cơ và thanh truyền động trên các phương tiện cơ giới" khoản mà đáng lẽ đã được giảm thiểu khi người Afghanistan có thể đã tự sửa chữa nếu được đào tạo tự bảo trì cho các loại xe.

Những thiếu sót được ghi nhận bởi thanh tra cho thấy các lực lượng Afghanistan vẫn còn phụ thuộc vào sự tham gia và hướng dẫn của Quân đội Hoa Kỳ và các đối tác mặc dù Mỹ và liên minh đặt mục tiêu xây dựng năng lực của lực lượng chính phủ để có thể trở nên tự lực cánh sinh trong chiến đấu chống lại kẻ thù.

Trong nhiều trường hợp, báo cáo ghi nhận rằng "các quan chức của CSTC-A thực hiện các chức năng của bộ máy chính phủ liên quan đến quản lý nhiên liệu cho quân đội, trong khi các quan chức Afganistan không có kỹ năng và gần như bỏ mặc."

Ngay cả khi trợ giúp trực tiếp "CSTC-A cũng không thể bảo đảm rằng nhiên liệu được sử dụng cho các mục đích quân sự ban đầu".

Các vấn đề liên tục làm ảnh hưởng đến kế hoạch của Hoa Kỳ xây dựng khả năng tự phòng thủ của Afghanistan.

3,1 tỷ USD của BQP Hoa Kỳ “biến mất” ở Afghanistan: Mỹ đạp trúng vết xe đổ của Liên Xô? - Ảnh 3.

IS tại Afghanistan di chuyển trên xe Humvee chiến lợi phẩm.

Những tồn tại khó khắc phục

Hai vấn đề chính vẫn tồn tại trong nhiều nỗ lực của Hoa Kỳ để xây dựng chính phủ Afghanistan và khả năng quân sự của họ.

Thứ nhất, các đối tác Hoa Kỳ và liên minh không thể tìm thấy các cơ chế đào tạo phù hợp hoặc đáng tin cậy để giảng dạy hiệu quả người Afghanistan các kỹ năng mà họ cần.

Việc huấn luyện về tấn công và phòng thủ đã bị lẫn lộn và Afganistan hiện đang phát triển các đơn vị tấn công tương thích với sự phát triển của các lực lượng nước ngoài, có thể hiểu sự "lệch pha" này khiến lực lượng Afghanistan đang chủ "công" chứ không "thủ".

Nếu nhìn theo hướng này, báo cáo ghi nhận việc đào tạo kém về kỹ năng phòng thủ của người Afghanistan là do sự thiếu hụt cơ bản trong quản lý quỹ của CSTC-A.

Thứ hai, ngay cả khi Mỹ và các lực lượng liên minh tìm được các nguồn lực đào tạo phù hợp, họ đang phải đối mặt với một dân số Afghanistan vẫn đang phải vật lộn với tỷ lệ mù chữ và thiếu kỹ năng sử dụng máy tính. Điều này tạo thành một tỉ lệ dân số có đủ kiến thức cơ bản để tiếp thu nhỏ và thời gian sẽ kéo rất dài khi học tập các hệ thống và kỹ năng chiến đấu mới.

Vấn đề này càng đặc biệt trầm trọng hơn khi các nỗ lực của Mỹ hoặc tài trợ lại tập trung vào các hoạt động ở các địa phương vùng nông thôn hoặc hoang mạc.

Những khó khăn thường xuyên được mô tả trong báo cáo của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cũng có thể được tìm thấy trong nhiều báo cáo trước đây của chính phủ Hoa Kỳ khi theo dõi sự phát triển của lực lượng Afghanistan.

Rõ ràng nếu chính phủ Afghanistan dưới nguồn lực và đào tạo của người Mỹ không tự duy trì được một lực lượng quân sự đủ mạnh để đương đầu với các lực lượng đối địch, thì hậu quả đã nhãn tiền khi so sánh với cuộc Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan thập kỷ 80 hay xa hơn là trong Chiến tranh Việt Nam.

Cũng cùng một kịch bản khi lực lượng ngoại quốc chiếm ưu thế nhưng không thể thay thế bằng một lực lượng địa phương đủ mạnh, sẽ tạo ra một tình trạng sa lầy cho các lực lượng ngoại quốc.

Các nguồn tài trợ không được quản lý tốt gây thất thoát, và xấu nhất là nằm trong tay các lực lượng đối địch sẽ không dừng lại ở đó, cùng với việc phải coi Taliban là một lực lượng chính danh đại diện cho một bộ phận người Afghanistan, có thể nói cuộc chiến 17 năm tại Afghanistan của người Mỹ đã trở thành địa ngục với những người khơi mào cuộc chiến.

Cường kích A-10 Thunderbolt II không kích diệt xe khủng bố Taliban

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại