Tên lửa R-27T thực chiến "tệ hại" là lời quảng cáo không thể tốt hơn dành cho... SPYDER?

Chí Linh |

Việc Houthi dùng đạn R-27T hoán cải thành tên lửa đất đối không và qua thực chiến đã gây sốc với giới quan sát, đồng thời khiến SPYDER "bỗng" được hưởng lợi từ trên trời rơi xuống.

Sáng kiến của các chiến binh Houthi khi đưa tên lửa R-27T và R-73E xuống mặt đất để bắn máy bay chiến đấu đối phương đã gây ra mối đe dọa cực lớn đối với các lực lượng không quân nước ngoài đang hoạt động trên bầu trời Yemen.

Quá trình hoán cải những vũ khí trên theo đánh giá là tương đối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả không ngờ, do 2 loại tên lửa này đều là phiên bản sử dụng đầu dò hồng ngoại, có thể "phóng và quên" mà không phụ thuộc vào radar dẫn bắn.

Đây là phương án rất thích hợp với những lực lượng có trang bị hạn chế, đặc biệt là không có trong biên chế máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không tầm trung đúng nghĩa.

Kết quả thực chiến đã cho thấy sự đáng sợ của tổ hợp phòng không đơn sơ trên, khi đã có ít nhất 2 chiếc F-15 tối tân của Không quân Hoàng gia Saudi Arabia bị trúng đạn và mới đây nhất thêm 2 máy bay F-16 của Không quân Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thoát nạn trong gang tấc.

Tên lửa R-27T thực chiến tệ hại là lời quảng cáo không thể tốt hơn dành cho... SPYDER? - Ảnh 1.

Tên lửa không đối không R-27T được hoán cải thành đạn đất đối không

Bên cạnh đó, thành công của tên lửa R-27T khi sử dụng theo cách thức này còn như lời khẳng định rằng xu thế đưa tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu xuống mặt đất làm đạn đất đối không là hoàn toàn đúng đắn.

Chỉ cần thao tác hoán cải đơn sơ thực hiện trên một chủng loại vũ khí đã có phần lạc hậu như R-27T cũng vẫn đủ gây thiệt hại nặng nề cho đối phương có tiềm lực mạnh hơn nhiều. Vậy điều gì xảy ra nếu đối tượng ngắm bắn máy bay chiến đấu của liên quân không phải tổ hợp phòng không tự chế mà là một hệ thống tối tân như SPYDER?

Kết quả gần như chắc chắn sẽ là 4 máy bay tiêm kích hiện đại bị bắn rơi tại chỗ chứ không phải lết được về căn cứ hay tránh được đạn như vừa qua.

Tên lửa R-27T thực chiến tệ hại là lời quảng cáo không thể tốt hơn dành cho... SPYDER? - Ảnh 2.

Xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER-SR

Cần lưu ý rằng so với R-27T, đạn Python 5 trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER (do Israel chế tạo) có độ cơ động cao hơn rất nhiều (60G so với 8G), áp dụng cơ chế dẫn hướng "khóa mục tiêu sau khi phóng - LOAL" vô cùng tinh vi, rất khó bị đánh lừa bởi mồi bẫy nhiệt và thời gian phản ứng cũng nhanh hơn hẳn.

Chưa dừng lại đó, SPYDER còn được tích hợp thêm cả đạn Derby dẫn đường bằng radar, cũng có chế độ LOAL và miễn nhiễm hoàn toàn với mồi bẫy nhiệt, cung cấp lựa chọn linh hoạt hơn cho bên phòng thủ.

Nhờ công sức "quảng cáo miễn phí" do tên lửa R-27T mà các chiến binh Houthi phóng đi đã không "vồ" trúng mục tiêu, dự kiến trong tương lai các hệ thống tên lửa phòng không có cơ chế hoạt động tương tự bao gồm SLAMRAAM, MICA, Sky Dragon 50... và đặc biệt là tổ hợp nổi tiếng nhất hiện nay SPYDER-SR/MR sẽ thu về nhiều hợp đồng giá trị.

Giới thiệu tính năng kỹ chiến thuật các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến do Israel chế tạo

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại