Sự thật đằng sau vụ Zara bị người lao động tố quỵt tiền lương, gửi lời "kêu cứu" trên nhãn quần áo

NAM THANH |

Sự việc lời kêu cứu của 155 công nhân may mặc tại nhà máy Bravo Tekstil được tìm thấy trên các mặt hàng quần áo tại cửa hàng Zara Istanbul cuối cùng đã được làm sáng tỏ mọi uẩn tình bên trong.

Tuần trước, tờ AP đưa tin rằng các khách hàng ở Istanbul đã tìm thấy những lời kêu cứu được đính vào tag và các chi tiết quần áo bởi những công nhân may cho rằng họ đã không được trả lương cho công việc ở nhà máy dệt may Bravo Tekstil, Thổ Nhĩ Kỳ.

Những tin nhắn này được cho là khó để kiểm chứng, khi mà những công nhân không để lại danh tính; tuy nhiên câu chuyện cũng đã hé mở ra những tình tiết liên quan tới tập đoàn Inditex.

Sự thật đằng sau vụ Zara bị người lao động tố quỵt tiền lương, gửi lời kêu cứu trên nhãn quần áo - Ảnh 1.

Các sản phẩm được bày trên kệ hàng của Zara

Hôm nay, ngày 17/11/2017, phát ngôn viên của tập đoàn Inditex đã cung cấp một văn bản tới tờ Fast Company, thông báo rằng công ty này quả thực đã có những hợp đồng sản xuất quần áo với xí nghiệp dệt may Bravo Tekstil.

Công ty này cho hay, bên cạnh các sản phẩm của Mango và Next, nhiều hàng hóa của hãng Zara cũng được gia công ở đây bởi khoảng 155 lao động.

Vào tháng 7 năm 2016, nhà máy này bị đóng cửa do chủ nhà máy "biến mất một cách bí ẩn" ôm theo toàn bộ số tiền mà các công ty thời trang đã trả. Số tiền đó lẽ ra được sử dụng để chi trả cho các công nhân đã gia công quần áo tại xưởng.

Cũng theo người phát ngôn của Inditex, tập đoàn này đã đáp ứng tất cả các nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng với Bravo Tekstil. Tình tiết sự việc vốn gây khá nhiều hiểu nhầm khi các báo thay phiên nhau giật tít "Zara quỵt lương công nhân" nay được làm sáng tỏ.

Câu hỏi đặt ra trong câu chuyện này không còn là những nghi vấn vi phạm hợp đồng lao động của Zara àm thay vào đó, lại chĩa sang nhân vật chủ xí nghiệp đang "biến mất" như một nhẫn giả của nhà máy Bravo Tekstil.

Tuy nhiên, không thể chối cãi được rằng tập đoàn Inditex vẫn đã kiếm bộn từ những sản phẩm này.

Sự thật đằng sau vụ Zara bị người lao động tố quỵt tiền lương, gửi lời kêu cứu trên nhãn quần áo - Ảnh 2.

Lời kêu cứu đính trên quần áo của công nhân nhà máy dệt may Bravo Tekstil

Hiện tại, Inditex là nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới với doanh thu khổng lồ 23,3 tỉ Euro (khoảng 27 tỉ USD) với 7.292 cửa hàng trên toàn cầu.

Trong các báo cáo cổ đông năm 2016, Inditex đã cam kết sẽ đóng vai trò chu đáo trong việc thúc đẩy và củng cố quyền lợi của người lao động, đồng thời cố gắng giảm thiểu tối đa các hậu quả tiêu cực đối với quyền lao động của công nhân ở các nước thứ ba.

Do đó, sự việc lần này, tuy trách nhiệm chính không thuộc về Inditex đi chăng nữa thì công ty này vẫn phải chịu những chỉ trích nặng nề, chưa kể tới những ảnh hưởng xấu về thương hiệu với cái phốt "quỵt tiền của công nhân".

Cho tới thời điểm này đã là 1 năm 4 tháng trôi qua kể từ lúc sự việc xảy ra. Inditex chính thức xác nhận, không một xu nào trong khoản tiền thù lao lao động của công nhân may tại Bravo Tekstil được giao tới tay những người này.

Sự thật đằng sau vụ Zara bị người lao động tố quỵt tiền lương, gửi lời kêu cứu trên nhãn quần áo - Ảnh 3.

Inditex nắm giữ thị phần khổng lồ trong ngành công nghiệp thời trang thế giới

Tháng 9 năm nay, hơn một năm kể từ khi Bravo Tekstil đóng cửa, 140 cựu công nhân của nhà máy này đã cùng tạo ra một đơn kiến nghị trên trang Change.org vì họ đã quá mệt mỏi vì chờ đợi khoản tiền trên. Điều này cũng đã thúc đẩy họ tạo ra những lời kêu cứu đính trên các sản phẩm của Zara.

Những sản phẩm này chỉ được tìm thấy ở các cửa hàng ở Istanbul - điều này đồng nghĩa với việc khả năng cao là các công nhân này đã vào các cửa hàng địa phương để đính từng lời kêu cứu một lên quần áo một cách thủ công.

Những khiếu nại này cũng làm sáng to lý do Inditex không bồi thường cho người lao động. Công đoàn lao động của những người nay đã tìm cách đàm phán với Zara, Mango và Next nhằm lấy lại khoản tiền lẽ ra phải thuộc về họ, nhưng những đàm phán này dường như không đi tới đâu cả.

"Trong 12 tháng, chúng tôi đã kiên nhẫn chờ đợi kết luận của những cuộc đàm phán này với sự kiên nhẫn và hy vọng. Để ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các cuộc đàm phán, chúng tôi đã chịu đựng chúng trong im lặng.

Tuy nhiên, sau một năm toàn bộ các thương hiệu trên đều đã tuyên bố rằng họ sẽ chỉ phải trả cho hơn một phần tư số tiền yêu cầu của chúng tôi. Nói cách khác, thương hiệu chấp nhận trách nhiệm của họ, nhưng họ nghĩ chúng tôi chỉ xứng đáng nhận được một phần tư công sức lao động của mình".

Theo Chiến dịch Clean Clothes, một liên minh quốc tế được thành lập nhằm cải thiện điều kiện làm việc trong ngành may mặc toàn cầu của công nhân dệt may,

người ta thống kê số tiền nợ của bravo Tekstil là 2.739.281,30 lira (khoảng hơn 15 tỷ đồng) chỉ chiếm chưa tới 0,01% doanh thu thuần trong quý I năm 2017 của tập đoàn Inditex.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại