Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn chưa loại biên tên lửa phòng không HQ-2

Nam Đồng |

Lực lượng phòng không Trung Quốc có trong biên chế nhiều hệ thống tên lửa rất hiện đại, vì vậy thật ngạc nhiên khi họ vẫn còn sử dụng tổ hợp HQ-2 cổ lỗ.

Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn chưa loại biên tên lửa phòng không HQ-2 - Ảnh 1.

Hồng Kỳ 2 (Hong Qi 2 - HQ-2) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung - xa do Trung Quốc chế tạo dựa trên nguyên mẫu S-75 Dvina (SA-2) của Liên Xô, đây là bản nâng cấp của HQ-1 với khả năng chống chế áp điện tử tốt hơn.

Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn chưa loại biên tên lửa phòng không HQ-2 - Ảnh 2.

Hiện tại còn "độ vênh" nhất định về thời gian Trung Quốc đưa HQ-2 vào biên chế, nhưng phần lớn đều cho rằng hệ thống này được giới thiệu trong năm 1966. Đến thập niên 1970 họ cho ra đời phiên bản hiện đại hóa HQ-2A và sang những năm 1980 thì tiếp tục nâng cấp lên HQ-2B.

Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn chưa loại biên tên lửa phòng không HQ-2 - Ảnh 3.

Đạn tên lửa của HQ-2 có chiều dài 10,84 m; trọng lượng phóng 2.322 kg; tốc độ tối đa Mach 3,8; khả năng chịu quá tải 20G; tầm bắn 7 - 35 km; độ cao hoạt động 1 - 27 km; mang theo đầu đạn nổ phá mảnh (có thể lắp cả đầu đạn hạt nhân để phóng vào nhóm máy bay ném bom đối phương); xác suất diệt mục tiêu bằng một đạn duy nhất trong khoảng 73% - 92%.

Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn chưa loại biên tên lửa phòng không HQ-2 - Ảnh 4.

Mặc dù vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng có độ ăn mòn cao, nhưng trong tình trạng niêm cất bảo quản thì chúng không được nạp vào đạn, do vậy tuổi thọ và tình trạng kỹ thuật của những quả HQ-2 vẫn được bảo đảm, bất chấp chúng đã rất "cao tuổi".

Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn chưa loại biên tên lửa phòng không HQ-2 - Ảnh 5.

Trung Quốc còn chế tạo cả biến thể tự hành của HQ-2, mang tên định danh là HQ-2J, sử dụng khung gầm xe bánh xích Type 77 có sức cơ động khá cao. Nếu được huấn luyện tốt, kíp chiến đấu có thể triển khai và thu hồi HQ-2J chỉ trong vòng 5 phút.

Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn chưa loại biên tên lửa phòng không HQ-2 - Ảnh 6.

Hiện nay Trung Quốc còn tiến hành thay thế radar dẫn bắn cho tổ hợp bằng loại SJ-202, đây là radar mảng pha quét thụ động ứng dụng nhiều công nghệ mới, có tầm theo dõi/bám bắt mục tiêu trong khoảng 115/80 km. Nhờ tích hợp nhiều chức năng, SJ-202 đã loại bỏ được vai trò của nhiều loại radar đơn chức năng, giúp cải thiện hiệu suất tác chiến tổng thể của hệ thống.

Ngạc nhiên lớn: Trung Quốc vẫn chưa loại biên tên lửa phòng không HQ-2 - Ảnh 7.

Ngoài vai trò làm đạn mục tiêu cho các tổ hợp tiên tiến hơn (như S-300) tập bắn, hay hoán cải thành tên lửa hành trình đối đất, HQ-2 vẫn hữu dụng khi dùng để chống lại những phương tiện bay rẻ tiền như UAV hay đạn mồi gây nhiễu... có lẽ chính vì lý do này mà Trung Quốc vẫn chưa có kế hoạch cho "nghỉ hưu" toàn bộ các tổ hợp HQ-2 của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại