Sự thật phòng không Trung Quốc

Lê Hùng - Nguyễn Hoàng |

Trung Quốc rất chú ý đến công tác thiết kế và hoàn thiện các phương tiện kiểm soát tình huống trên không.

Sự thật phòng không Trung Quốc: Cách chơi với Nga

Các đài radar đã lạc hậu copy từ các mẫu radar Xô Viết sản xuất từ những năm 50, được nhanh chóng thay thế bằng các đài radar mới.


Ăng ten của đài radar JY-27

Ăng ten của đài radar JY-27

Có lẽ trạm radar mới dải sóng mét lớn nhất là radar phát hiện từ xa hai tọa độ băng tần rộng - JY-27.

Theo tiết lộ của các nhà thiết kế, radar này có thể phát hiện từ rất xa các máy bay có độ phản xạ sóng radar thấp (cự ly phát hiện các mục tiêu trên không đến 500 km).


Radar Type 120

Radar Type 120

Radar phát hiện các mục tiêu bay thấpType 120 là kiểu radar cải tiến từ JY-29/LSS-1 2D có khả năng đồng thời bám 72 mục tiêu ở cự ly 200 km.

Trung Quốc đã triển khai 120 radar kiểu này, trong đó có cả các radar dùng trong các tổ hợp tên lửa Phòng không HQ-9, HQ-12 và HQ-16.

Radar ba tọa độ JYL-1 có cự ly phát hiện mục tiêu 320 km. Một số kiểu radar mới đã được trưng bày tại Triển lãm vũ trụ - hàng không Chu Hải tại China Airshow-2014.

Ngoài các đài radar mặt đất, Trung Quốc cũng tích cực nghiên cứu chế tạo các máy bay radar kiểm soát và cảnh báo sớm( AWACS).

Sở dĩ Trung Quốc phải làm như vậy là vì phần lớn các máy bay tiêm kích Trung Quốc được triển khai tại các căn cứ dọc bờ biển.

Chiều sâu bảo vệ của các tiêm kích trong trạng thái “trực chiến trên các sân bay” chỉ vào khoảng 150 đến 250 km trong điều kiện phát hiện được các mục tiêu ở cự ly 500 km.

Nếu tính rằng trong phần lớn các trường hợp radar phòng không phát hiện mục tiêu ở cự ly 250 - 300 km và so sánh con số trên với chiều sâu tấn công của các phương tiện tiến công đường không thì tiêm kích của Hải quân PLA không thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ Phòng không từ trạng thái “ trực chiến trên sân bay”.

Các máy bay AWACS tuần tiễu ven biển trên vùng biển quốc tế có thể làm tăng hơn cự ly phát hiện các mục tiêu trên không.

Giữa những năm 90,Trung Quốc đã từng tìm cách chế tạo máy bay AWACS với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài.

Sau các cuộc đàm phán kéo dài với Nga và Israel, Trung Quốc đã ký được hợp đồng cùng thiết kế, chế tạo và sau đó cung cấp cho Trung Quốc các tổ hợp hàng không AWACS.

Theo hợp đồng thì Tổ hợp hàng không Nga mang tên G.M. Beriev chế tạo máy bay theo mẫu A-50 để lắp đặt các tổ hợp vô tuyến kỹ thuật do Israel sản xuất với radar EL/M-205 “PHALCON”.

Thành phần chính của tổ hợp là radar xung dopler đa năng EL/M205 do Hãng “ Elta” Israel thiết kế và sản xuất.

Nhưng những kế hoạch trên không thực hiện được do sức ép rất mạnh từ Mỹ. Mùa hè năm 2000, Israel buộc phải dừng việc thực hiện hợp đồng và sau đó chính thức thông báo cho chính quyền Trung Quốc về việc không tiếp tục tham gia vào dự án trên .

Sau khi Israel rút ra khỏi chương trình, giới lãnh đạo Trung Quốc quyết định tự mình tiếp tục thực hiện dự án và trang bị cho máy bay đã cải hoán mua từ Nga tổ hợp ăng ten mạng pha, phương tiện liên lạc và truyền dữ liệu tự sản xuất.

Do Trung Quốc không có các phương tiện mang AWACS thích hợp, nước này quyết định sử dụng một số máy bay vận tải IL-76MD mua được từ những năm 90 làm máy bay AWACS.


Máy bay AWACS Trung Quốc KJ-2000

Máy bay AWACS Trung Quốc KJ-2000

Vào cuối năm 2007, 4 chiếc máy bay AWACS KJ-2000 được chính thức đưa vào trang bị.

Không có các dữ liệu đầy đủ về tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp này trên các phương tiện thông tin công khai. Chỉ biết rằng, tổ lái KJ-2000 gồm 5 người và 10 nhân viên kỹ thuật.

Máy bay có thể thực hiện các chuyến bay tuần tiễu ở độ cao 5 đến 10 km, cự ly bay tối đa là 5.000 km, thời gian bay là 7h40 phút.

Việc đưa KJ-2000 vào trang bị đã làm tăng đáng kể khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, bao gồm cả các mục tiêu bay thấp và tàng hình.

Nhưng một đội máy bay AWACS gồm 5 chiếc (kể cả chiếc nguyên mẫu) KJ-2000 rõ ràng là không đủ đối với TQ. Chính vì vậy mà nước này bắt đầu thiết kế các “radar bay” từ các máy bay vận tải quân sự Y-8 F-200.

Radar của Y-8 F-200 được trang bị radar giống radar Ericsson Erieye AESA của Thụy Điển, có cự ly phát hiện mục tiêu từ 300 - 400 km.


Máy bay AWACS TQ KJ-200

Máy bay AWACS TQ KJ-200

Chiếc KJ-200 trong lô đầu tiên cất cánh ngày 14/1/2005. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, hiện nay Trung Quốc có không ít hơn 6 chiếc KJ-200.

Trung Quốc hiện vẫn đang tiếp tục chế tạo các máy bay AWACS biến thể mới có các tính năng của radar hoàn thiện hơn.

Công nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo radar hàng không đã có bước đột phá từ: các radar quét cơ khí sang sử dụng các hệ thống ăng ten, mạng pha chủ động.


Máy bay AWACS KJ-500

Máy bay AWACS KJ-500

Giữa năm 2014 có thông tin là Trung Quốc đã đưa vào trang bị phiên bản máy bay AWACS hạng trung mới với ký hiệu KJ-500 cải hoán từ máy bay vận tải Y-8F-400. Khác với phiên bản KJ-200, máy bay mới có ăng ten hình tròn trên trụ.


Hiện nay Trung Quốc có khoảng 15 máy bay AWACS, mỗi năm cho xuất xưởng thêm từ 2 - 3 chiếc

Hiện nay Trung Quốc có khoảng 15 máy bay AWACS, mỗi năm cho xuất xưởng thêm từ 2 - 3 chiếc

Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện các máy bay tiêm kích hiện đại, các phương tiện phòng không mặt đất, các trạm radar và các phương tiện điều khiển tự động hóa.

Theo một tài liệu Bộ quốc phòng Mỹ mới công bố thì hiện nay Trung Quốc đang xây dựng hệ thống Phòng không quốc gia tích hợp và sẽ hoàn thành hệ thống này trước năm 2020.

Thành tựu lớn trong công nghiệp vô tuyến điện tử của Trung Quốc là có khả năng tự thiết kế và sản xuất gần như tất cả các kiểu radar, phương tiện điều khiển và dẫn đường.

Trong các hệ thống xử ý dữ liệu của các tổ hợp Phòng không và của máy bay tiêm kích nước này tự sản xuất, các kỹ sư Trung Quốc sử dụng các computer và lập trình được thiết kế và chế tạo tại TQ.

Như vậy làm tăng độ bảo mật thông tin và đảm bảo khả năng làm việc của các thiết bị trong “ giai đoạn đặc biệt”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại