Tên lửa chống tăng Việt Nam tự nâng cấp có đủ sức bắn thủng M1 Abrams?

Sao Đỏ |

Tên lửa chống tăng do Việt Nam cải tiến có khả năng xuyên thép đồng nhất dày 750 - 800 mm sau khi đã phá lớp giáp phản ứng nổ.

Thông tin trên xuất hiện trong bài viết " Cải tiến tên lửa chống tăng đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại" đăng trên báo Quân đội nhân dân hôm 19/3.

Cụ thể, các tên lửa chống tăng (ATGM) thế hệ cũ đang có trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam đã được cải tiến theo hướng mang đầu đạn kép bao gồm: Thay đầu đạn cũ bằng đầu đạn tandem và thuốc phóng mới, giữ nguyên thân tên lửa và các phần còn lại.

Sau cải tiến, tên lửa có khả năng xuyên thép đồng nhất dày 750 - 800 mm sau khi đã phá lớp giáp phản ứng nổ (ERA), sử dụng chế độ điều khiển trực tiếp bằng tay và chế độ bán tự động. Vận tốc của tên lửa nâng cấp lên tới 135 m/s và có khả năng diệt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới ở cự ly từ 500 m đến 3.000 m.

Tên lửa chống tăng Việt Nam tự nâng cấp có đủ sức bắn thủng M1 Abrams? - Ảnh 1.

Tên lửa chống tăng 9K111 Fagot (AT-4 Spigot) của Việt Nam. Ảnh: VTV1

Trong các loại xe tăng thế hệ mới được nhắc ở trên, liệu ATGM của Việt Nam có tiêu diệt được những chiếc MBT hàng đầu hiện nay như Type 99 hay M1 Abrams? Để trả lời câu hỏi này, cần tìm hiểu về mức độ bảo vệ của vỏ giáp trang bị cho chúng.

Sau khi nghiên cứu kết cấu vỏ giáp cũng như kết cấu chung, các chuyên gia quân sự Nga đã đưa ra số liệu cụ thể: những tấm giáp của khu vực trán tháp pháo và mũi xe tăng Abrams đặt ở góc nghiêng tạo ra chiều dày tương đương lên tới 550 - 770 mm (tùy biến thể), có thể chịu được đạn xuyên giáp dưới cỡ và cả đạn xuyên lõm. 

Ngoài ra theo thử nghiệm đối với xe tăng M1A1 được lắp tăng cường các tấm giáp uranium nghèo có chiều dày tương đương 550 - 600 mm, giúp xe chịu được đạn xuyên giáp dưới cỡ bắn từ cự ly 1.000 m, các tấm giáp này có chiều dày quy đổi lên tới 800 mm chống đạn xuyên lõm, nhưng bề dày vỏ giáp M1A1 ở các vùng khác nhỏ hơn 50% so với chính diện.

Như vậy, tên lửa chống tăng nâng cấp của Việt Nam hoàn toàn đủ sức tiêu diệt M1 Abrams nếu bắn vào phần hông, đuôi; còn khi bắn chính diện thì xác suất là 50/50 tùy thuộc điều kiện cụ thể.

Tên lửa chống tăng Việt Nam tự nâng cấp có đủ sức bắn thủng M1 Abrams? - Ảnh 2.

Tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger) lắp trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Ảnh: Truyền hình quốc phòng Việt Nam

Còn đối với Type 99 - chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất hiện nay của Trung Quốc, Tổng công trình sư - Kỹ sư trưởng Zhu Yu Sheng từng tiết lộ: độ dầy của giáp thép tháp pháo đạt 700 mm, thân xe đạt 500 - 600 mm, nếu tính cả lớp giáp phản ứng nổ được lắp bổ sung thì mức độ tương đương 1.000 - 1.200 mm.

Mặc dù thông số 1.000 - 1.200 mm quy đổi ra RHA của Type 99 là rất đáng kể, vượt xa con số 750 - 800 mm của ATGM do Việt Nam nâng cấp nhưng cần lưu ý rằng nó chỉ đạt được như vậy khi đối phó đạn xuyên lõm 1 tầng truyền thống.

Còn đối với đầu đạn tandem, sau khi lượng nổ phụ kích hoạt để "thổi bay" ERA thì bên trong chỉ còn lại phần giáp chính có độ dày không quá 700 mm, hoàn toàn nằm trong khả năng xuyên phá của ATGM cải tiến.

Tên lửa chống tăng Việt Nam tự nâng cấp có đủ sức bắn thủng M1 Abrams? - Ảnh 3.

Xe tăng chiến đấu chủ lưc Type 99 (trái) và M1 Abrams (phải)

Việc nâng cấp tên lửa chống tăng thế hệ cũ đã mang lại sức sống mới cho những vũ khí tưởng chừng rất khó phát huy đầy đủ vai trò trong tác chiến hiện đại, đây là hướng đi đặc biệt phù hợp với một quốc gia có ngân sách quốc phòng còn tương đối eo hẹp như Việt Nam, một bước đệm cần thiết trước khi quân đội ta được trang bị những loại ATGM tiên tiến hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại