Đã đủ bằng chứng cho thấy J-16 Trung Quốc vượt xa Su-30MK2?

Hải Dương |

Mặc dù được thiết kế dựa trên Su-30MK2 của Nga, nhưng Trung Quốc luôn tuyên bố rằng chiến đấu cơ do mình sản xuất sở hữu nhiều tính năng ưu việt hơn nguyên mẫu.

Tiêm kích đa năng Shenyang J-16 được Trung Quốc thiết kế trên nền tảng J-11BS với một vài sửa đổi theo tiêu chuẩn Su-30. Hiện tại Không quân Trung Quốc (PLAAF) có trong biên chế một trung đoàn J-16 với 24 chiếc và đang lên kế hoạch sản xuất thêm.

Mặc dù bị coi là một bản sao của Su-30MK2 khi có nhiều điểm tương đồng từ hình dáng cho đến đặc tính kỹ chiến thuật, nhưng PLAAF luôn tuyến bố rằng chiếc tiêm kích đa năng của mình sở hữu nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn nguyên mẫu.

Đã đủ bằng chứng cho thấy J-16 Trung Quốc vượt xa Su-30MK2? - Ảnh 1.

Tiêm kích J-16 của Không quân Trung Quốc

Theo các công trình sư Trung Quốc, tiêm kích của họ được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) công nghệ mới nhất với ăng ten chứa 2.000 phần tử thu phát, công suất tối đa lên tới 6 kW còn công suất trung bình đạt 2 kW.

Trong khi đó, Su-30MK2 vẫn sử dụng radar quét mạng pha thụ động (PESA) N001VEP thế hệ cũ, công suất tối đa và trung bình lần lượt là 4 kW và 1 kW. 

Ưu thế trên khiến J-16 có thể phát hiện Su-30MK2 từ xa để đưa ra các biện pháp đối phó thích hợp, thậm chí với thông số này nó còn chiếm được ưu thế trước cả Su-30MKI của Ấn Độ.

Trong thời gian gần đây ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc đã có những bước tiến như vũ bão, vươn lên giữ vị trí top đầu thế giới, do vậy việc họ tạo ra được các sản phẩm tốt hơn Nga là điều dễ hiểu.

Đã đủ bằng chứng cho thấy J-16 Trung Quốc vượt xa Su-30MK2? - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Indonesia

Tuy rằng có nhiều ý kiến nhận xét chất lượng tiêm kích do Trung Quốc chế tạo còn nhiều vấn đề, đặc biệt là động cơ nội địa FWS-10 cùng độ bền khung thân chưa đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu kỹ thuật.

Nhưng việc Không quân Trung Quốc vẫn sản xuất hàng loạt các biến thể tiêm kích thế hệ mới và lắp đặt động cơ nội địa cho chúng, dẫn tới nhận định rằng các nhược điểm trên về cơ bản đã được khắc phục đầy đủ.

Thậm chí xét trên lịch sử hoạt động, J-16 chưa ghi nhận bất cứ vụ tai nạn nào cho dù đã đi vào phục vụ được hơn 2 năm (ra mắt từ năm 2012). Trong khi đó từ năm 2012 đến nay, Su-30MK2 đã dính ít nhất 5 "vết nhơ" khó gột rửa. 

Đầu tiên là vào tháng 2/2012, chiếc Su-30MK2 vừa rời dây chuyền lắp ráp của Komsomolsk-on-Amur để bay thử đã rơi cách nhà máy 130 km. 

Trong năm 2013, Indonesia phát hiện ra 2 chiếc Su-30MK2 của mình bị nứt khung mặc dù mới chỉ tiếp nhận được hơn 4 tháng, chắc chắn không chỉ có 2 chiếc Su-30MK2 trên gặp lỗi này mà ít nhất phải là cả lô sản xuất của đợt đó.

Đến tháng 9/2015, một chiếc Su-30MK2 của Không quân Venezuela bị rơi trong nhiệm vụ đánh chặn một máy bay nhỏ xâm nhập không phận, khiến hai phi công thiệt mạng.

Và gần đây nhất, theo lời Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường, chiếc Su-30MK2 của Việt Nam trước khi gặp nạn đã có tiếng nổ trong buồng lái, điều này cho thấy khả năng xảy ra lỗi kỹ thuật là rất cao.

Đã đủ bằng chứng cho thấy J-16 Trung Quốc vượt xa Su-30MK2? - Ảnh 3.

J-16EW - Biến thể tác chiến điện tử mới ra mắt của J-16

Như vậy xét trên các thông số lý thuyết lẫn thực tế hoạt động, J-16 đều tỏ ra vượt trội Su-30MK2. Nếu Trung Quốc có kế hoạch xuất khẩu loại tiêm kích đa năng này trong tương lai thì thị phần của máy bay chiến đấu Nga sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại