Nghi vấn về nền văn minh tiền sử cách đây hàng triệu năm

Cẩm Mai |

Đa số các nhà khảo cổ học và các nhà sử học đều cho rằng: Nền văn minh nhân loại mới chỉ phát triển nổi bật cách đây từ 10.000 đến 12.000 năm.

Nhưng nhiều nhà nghiên cứu lại chú ý đến những món đồ tạo tác và bằng chứng về nền văn minh tiến bộ trước đó hàng triệu năm.

Nhà địa chất Alexander Koltypin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên thuộc Khoa Sinh thái học, trường ĐH Quốc tế Độc lâp Moscow (Nga), cũng rằng có nền văn minh tiến bộ cách đây hàng triệu năm.

Ông đã phân tích các kết cấu xây dựng ngầm cổ xưa khắp Địa Trung Hải và tìm ra những điểm giống nhau làm ông cho rằng chúng có mối liên quan đến nhau.

Hơn nữa, ông cho rằng chúng được xây trong thời kỳ văn minh cách đây hàng triệu năm dựa vào điều kiện thời tiết, thành phần vật liệu, đặc điểm địa lý và thay đổi lịch sử trong khu vực.

Các nhà khảo cổ học trong khu vực thường tìm ngày tháng của di chỉ khảo cổ bằng cách quan sát khu dân cư ở trong hay gần đó.

Những khu dân cư này được xây dựng đơn giản trên kết cấu tiền sử đã tồn tại. Ông Alexander Koltypin cho biết:

“Khi chúng tôi xem xét các công trình xây dựng này, chúng tôi không nhận thấy chúng có niên đại cao hơn các dấu tích Canaanite, Philistine, Hebraic, Roman, Byzantine và các thành phố cổ, khu dân cư khác ở trong hay xung quanh đó.

Ông Alexander Koltypin đã leo lên quả đồi cao 400m gần tàn tích Hurvat Burgin trong Khu Bảo tồn Tự nhiên Adullam Grove, giữa Israel. Khi phóng tầm mắt ra xa, ông có cảm giác giống như khi đứng trên đỉnh thành phố đá Cavusin ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Cá nhân tôi cho rằng những chỗ lõm hình chữ nhật, kết cấu nhân tạo ngầm, những mảnh cự thạch nằm rải rác là khu tổ hợp kết cấu cự thạch đã bị chìm xuống lòng đất, rồi bị xói mòn đến hàng trăm mét” - ông Alexander Koltypin nói.

Sự xói mòn và sự hình thành của núi

Không phải toàn bộ khu tổ hợp kiến trúc xây dựng có mục đích đều còn trong lòng đất. Một số tàn tích đã nhô lên trên do sự thay đổi địa chất xuyên chiều dài lịch sử. Thành phố cổ Cappadocia bằng đá ở Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ.


Tàn tích thành phố cổ Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàn tích thành phố cổ Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số phần của thành phố đang nằm dưới biển Địa Trung Hải, giống như những kết cấu nằm dọc bờ biển.

Ông Alexander Koltypin ước tính những di chỉ khảo cổ này bị phơi bày ra ở phía bắc Israel và miền trung Thổ Nhĩ Kỳ sau khi mặt đất bị xói mòn vài trăm mét. Những di chỉ này hình thành cách đây từ 500.000 đến 1 triệu năm.

Ông đưa ra giả thuyết rằng: Một phần khu tổ hợpnhô lên mặt đất do thay đổi địa hình núi. Thành phần vật liệu xây dựng tại di chỉ Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, được nhà địa chất Koltypin gọi là “di chỉ Jernokleev” đã 500.000 đến 1 triệu năm tuổi.


Kết cấu đá cổ xưa ở di chỉ Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ.

Kết cấu đá cổ xưa ở di chỉ Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà khảo cổ học thường cho rằng kết cấu di chỉ Jernokleev được xây dựng trong thời Trung Cổ, nhưng ông Koltypin cho rằng vật liệu xây dựng có niên đại lâu hơn thế.

Ông nhận ra trong các vật liệu có xi măng hồng tồn tại trong các thành phần đồ gốm và đất bazan có nguồn gốc từ núi lửa.

Lần cuối cùng núi lửa hoạt động cung cấp đất bazan cho khu vực là cách đây 500.000 đến 1 triệu năm.

Kết cấu xây dựng dưới biển

Vỏ Trái Đất dịch chuyển qua thời gian dài làm một số phần trong tổ hợp ngầm trôi xuống biển. Tất cả các cuộc nghiên cứu về kết cấu xây dựng ngầm ở Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, trầm tích hóa đá và chất lắng đất sét đá vôi đã phát triển lan rộng trên mặt đất.

Tính chất tự nhiên của chất lắng cho thấy tổ hợp đã nằm dưới biển từ lâu.


Nền một thành phố ngâm ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Nền một thành phố ngâm ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Những tàng đá cự thạch giống nhau và những lối đi ngầm

Những tàn tích cự thạch ở nhiều di chỉ khác nhau làm ông Koltypin tổng kết được mối liên quan giữa chúng, hợp nhất thành một tổ hợp kiến trúc cổ đại khổng lồ.


Lối đi vào Khu Bảo tồn Tự nhiên Adullam Grove, ở Israel.

Lối đi vào Khu Bảo tồn Tự nhiên Adullam Grove, ở Israel.

Các khối đá cự thạch nặng hàng chục tấn dường như có một số điểm liên quan trực tiếp đến kết cấu xây dựng ngầm.

Nhà địa chất Koltypin nói: “Trường hợp này làm tôi có cơ sở để nói rằng kết cấu xây dựng ngầm có mối liên quan địa chất đến tàn tích các bức tường và nhà khổng lồ thành tổ hợp đá cự thạch đơn giản ngầm – trên mặt đất”.

Kết cấu xây dựng đá cự thạch có vẻ đã vượt qua khả năng xây dựng của các nền văn minh vào thời kỳ đó.

Ví dụ tảng đá cự thạch nặng 800 tấn ở Baalbek, Libăng được vận chuyển từ mỏ đá đến địa điểm hiện tại bằng cách nào, vẫn là điều bí ẩn.


Tảng đá cự thạch ở Baalbek, Libăng.

Tảng đá cự thạch ở Baalbek, Libăng.

Tảng đá được xếp ăn khít với nhau hoàn hảo mà không cần xi măng. Trần nhà, cột nhà, cổng vòm và các phần khác đều được đục đẽo chạm khắc.

Nhà địa chất Koltypin nhận thấy: Các hình chạm trổ cho thấy một số chỗ mới được xây dựng gần đây và dường như chúng được khắc axit sau công trình xây dựng nguyên bản rất lâu.

Các kết cấu xây dựng trong và gần các di chỉ La Mã và các nền văn minh khác đều còn khá nguyên sơ làm nhà địa chất Koltypin đặt ra giả thuyết về nền văn minh tiền sử tiến bộ


Những vết lún trong thung lũng Phrygian ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Những vết lún trong thung lũng Phrygian ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ví dụ, ông Koltypin đã nghiên cứu những vết lún cổ đại chạy qua thung lũng Phrygian ở Thổ Nhĩ Kỳ và phán đoán nó là vết bánh xe của loại xe đi trên mọi địa hình có từ trước trận đại hồng thủy biến thành đá cách đây hàng triệu năm.

Hơn nữa, những truyền thuyết cổ xưa cũng kể về nền văn minh tiền sử trong khu vực.

Nguồn: Ancient Origins

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại