Mỹ tăng độ nguy hiểm cho máy bay chiến đấu bằng mồi nhử Perdix

Minh Anh |

Mỹ vừa công bố kết quả thử nghiệm thành công một hệ thống mục tiêu giả phóng từ máy bay chiến đấu, được phát triển để đánh lừa các radar và tên lửa phòng không của đối phương.

Vào hồi giữa tháng 6.2015, một chiếc F-16 của Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân tại Alaska với tốc độ khoảng 700 km/h.

Một lúc sau, một vật thể nhỏ kích thước chỉ bằng lon nước ngọt phóng ra từ đuôi máy bay và bật dù sau đó ít giây. Sau khi rơi xuống một độ cao nhất định, vật thể này gỡ dù và cánh quạt rộng khoảng 3 cm bắt đầu quay để đẩy nó lên phía trước.

Trên thực tế, đây là một mục tiêu giả định có tên “Perdix”, sản phẩm của Văn phòng Khả năng chiến lược, một tổ chức bí mật của Lầu Năm Góc, mới thành lập vào năm 2012 với nhiệm vụ phá ttriển các khả năng mới cho những vũ khí hiện có.


Chiến đấu cơ F-16

Chiến đấu cơ F-16

Phát minh trên nhằm tạo ra các mục tiêu giả định để đánh lừa các hệ thống radar và tên lửa phòng không của đối phương, từ đó bảo vệ cho vật chủ là máy bay chiến đấu của Mỹ.

Perdix là sản phẩm in 3D từ chất liệu sợi các bon và chạy bằng pin lithium-ion, có thể được triển khai từ các máy bay như F-16 hay F/A-18.

Sự bền bỉ chính là yêu cầu chính của Perdix do nó được phóng đi với tốc độ rất cao và phải đủ khả năng chịu được gió mạnh.


Cận cảnh mồi nhử Perdix

Cận cảnh mồi nhử Perdix

Việc thả mồi để tránh các hệ thống phòng không không phải là điều lạ. F-16 đã từng được sử dụng để thả một máy bay không người lái dẫn đường bằng radar dài khoảng 3 m vào những năm 1990.

Tuy nhiên, nó có kích thước khá to và tốn kém khi mỗi thiết bị này có giá lên tới 300.000 USD.

Perdix chắc chắn sẽ rẻ hơn nhiều, ngoài ra, việc có đến 30 mục tiêu giả định cỡ nhỏ cũng sẽ có lợi hơn chỉ một mục tiêu lớn duy nhất do nó sẽ khiến radar của đối phương dễ bị nhầm lẫn hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại