Sau tên lửa HQ-9, TQ đưa trực thăng Z-18 ra QĐ Hoàng Sa của VN?

Hòa Trần |

Truyền thông Nhật Bản cho hay, Trung Quốc đang tu sửa cơ sở cất hạ cánh trái phép trên đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa Việt Nam, để triển khai trực thăng chống ngầm Z-18.

Đồng thái này nhằm tăng cường khả năng chống ngầm của hải quân nước này tại Biển Đông. Từ trên bản đồ cho thấy, đảo Quang Hòa (Duncan Island) nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng với đảo Phú Lâm tạo thành một tuyến.

Qua đó nâng cao phạm vi tuyến vành đai chống ngầm của Hải quân Trung Quốc, đồng thời hỗ trợ cơ sở chống ngầm trên đảo Hải Nam, tăng cường khả năng kiểm soát của hải quân nước này đối với khu vực Biển Đông.

Vậy tại sao Hải quân Trung Quốc phải triển khai binh lực như vậy? Rất đơn giản, đó là để bảo vệ an toàn cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược của nước này.

Tài liêu cho thấy, tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của Trung Quốc triển khai tại căn cứ tàu ngầm Á Long gần Tam Á. Đối với những tàu ngầm hạt nhân chiến lược này mà nói, hoạt động ra vào của nó phải qua quần đảo Hoàng Sa của Việt nam và khu vực biển lân cận.


Trực thăng săn ngầm Z-18 của Hải quân Trung Quốc.

Trực thăng săn ngầm Z-18 của Hải quân Trung Quốc.

Vì vậy việc kiểm soát khu vực biển này đối Hải quân Trung Quốc là một yêu cầu cấp bách, để bảo vệ an toàn cho tàu ngầm hạt nhân của nước này.

Được biết, Trung Quốc có khoảng 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094, với 1 tàu trong trạng thái trực chiến.

Như vậy căn cứ Tam Sa và những tàu ngầm hạt nhân chiến lược này là mục tiêu chính của đối phương, trong đó theo chốt là tuyến hàng hải nằm giữa Hải Nam và khu vực nước sâu tại biển Đông.

Nhìn vào "kịch bản" của đối phương từ thời chiến tranh lạnh cho thấy, việc tấn công lực lượng chống ngầm của đối phương thường do 2 tàu ngầm hợp thành, 1 tàu đến gần Hồng Kông, 1 tàu triển khai kéo sonar ngoài phạm vi 100 hải lý để tiến hành giám sát khoảng cách xa.

Vì vậy phạm vi hoạt động của nó chủ yếu giữa Hoàng Sa và Hải Nam, cho nên Hải quân Trung Quốc cần phải tập trung tăng cường kiểm soát đối với khu vực này, để nâng cao độ an toàn cho hoạt động của tàu ngầm Type 094.

Một lý do khác, sau khi bước vào thế kỷ mới, Hải quân Trung Quốc bắt đầu triển khai thiết bị nghe dưới đáy biển, máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200.

Tuy nhiên trong thời gian ngắn số lượng KQ-200 khó có thể tăng cao, mà máy bay này xuất phát từ sân bay Lăng Thủy đến quần đảo Hoàng Sa sẽ mất một thời gian.

Còn nếu triển khai lực lượng chống ngầm trên không tại sân bay ở khu vực Hoàng Sa, có thể nhanh chóng ứng phó với tình huống khẩn cấp, như vậy có thể nâng cao khả năng kiểm soát của Hải quân Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông.

Từ tài liệu diễn tập được công khai cho thấy, sonar kéo, phao tiêu sonar do Trung Quốc sản xuất đều triển khai trận địa rộng, tần số làm việc thấp, khả năng tìm tàu ngầm chống ồn đã tăng đáng kể.

Bên cạnh đó, Z-18 trở thành một trực thăng chống ngầm lớn, trang bị sonar kéo, phao sonar, radar tìm mặt nước, hệ thống tìm quang học, do đó khả năng tìm và tấn công tàu ngầm tương đối mạnh.

Với tầm bay 600km, bán kính tác chiến khoảng 200km, như vậy Z-18 triển khai tại Hải Nam và QĐ Hoàng Sa của Việt Nam để có thể bao phủ khu vực rộng lớn này.

Từ thực tế cho thấy, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đã được triển khai tại Philippines, có thể chọn nhiều đường để tiếp cận đến gần căn cứ tàu ngầm Tam Á.

Ngoài ra, các nước xung quanh cũng trang bị tàu ngầm, khả năng răn đe dưới nước của các quốc gia này bắt đầu tăng.

Nếu trực thăng Z-18 cất cánh từ Phú Lâm thì khả năng bao phủ đối với Biển Đông tương đối hạn chế, còn nếu cất cánh từ đảo Quang Hòa, chúng có thể lưu lại khu vực này với thời gian dài, để tăng cường kiểm soát.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại