Vì sao tiêm kích tàng hình T-50 có thể khó hút khách châu Á?

Ly Vy |

Các chuyên gia nhận định, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 T-50 (PAK FA) sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút thị trường châu Á.

Sự hiện diện của tiêm kích F-22 tại triển lãm hàng không Singapore 2016 và những thông báo từ phía tập đoàn Lockheed Martin về nhu cầu tương lai ngày càng tăng của các nước châu Á đối với mẫu F-35 đã nêu bật mối quan tâm của khu vực này đến chiến đấu cơ thế hệ 5.

Một số lực lượng không quân đã có chương trình mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ 5 nhưng tiêu chuẩn chung để một chiếc máy bay được xếp loại thế hệ 5 vẫn chưa thực sự nhất quán.

Tiêm kích tàng hình T-50.
Tiêm kích tàng hình T-50.

Chẳng hạn, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's, ngành công nghiệp Nga gọi mẫu Sukhoi T-50 PAK-FA là máy bay thế hệ 5 nhưng theo các đại diện của Lockheed Martin, điều kiện để xếp loại một mẫu máy bay chiến đấu vào thế hệ 5 không chỉ nằm ở hình dạng tàng hình.

Trước đó, có dự đoán rằng các nước châu Á đang vận hành một số phiên bản dòng Su-27/30 (như Indonesia, Malaysia và Việt Nam) sẽ mua T-50.

Trung Quốc, quốc gia vận hành chủ yếu máy bay Sukhoi hiện đang tự phát triển chiến đấu cơ thế hệ kế tiếp, gồm tiêm kích Chengdu J-20 và Shenyang FC-31.

Trong khi đó, theo Jane's, một số chuyên gia Nga tường tận chương trình T-50 cho rằng mẫu máy bay này sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút thị trường châu Á.

Đó là bởi các hệ thống trên máy bay cung cấp rất ít công nghệ thế hệ 5 dù dự kiến có mức giá cao hơn đáng kể so với chiến đấu cơ thế hệ 4 Su-35 Flanker-E mà Trung Quốc và Indoneisa đặt hàng.

Cả radar NIIP Irbis và động cơ NPO Saturn 117S (đều là hệ thống chính) trên T-50 đều được lắp đặt trên Su-35. Một số thiết bị hàng không trên T-50 và Su-35 cũng giống nhau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại