Tấn công khủng bố ở châu Âu: Tại sao "nạn nhân" vẫn là Pháp?

My Lan |

"Chúng ta không biết kẻ nào đã gây ra vụ tấn công kinh hoàng ở Paris, và động cơ là gì. Nhưng, thật đáng buồn, giới chức Pháp biết điều đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào".

Trong một bài phân tích đăng tải trên báo Anh The Telegraph, phóng viên thường trú của tờ này ở New York, Harriet Alexander nhận định, hàng loạt vụ tấn công khủng bố ở Pháp, khiến hơn 150 người thiệt mạng, đã khiến cả thế giới bàng hoàng, choáng váng.

Tuy nhiên, "điều đáng buồn là chúng không khiến giới chức Pháp sửng sốt, họ đã nhận thức rõ ràng về mối đe dọa với quốc gia mình.

Bất cứ thủ đô nào ở phương Tây cũng biết rằng, những kẻ Hồi giáo cực đoan đều sẽ muốn giáng một đòn tấn công vào trung tâm của nó. Song ít có thủ đô nào lại phải trở thành mục tiêu một cách trớ trêu như Paris".

Vì sao?

Theo phóng viên Alexander, câu trả lời ngắn gọn là bởi Pháp đang tham gia vào cuộc chiến chống những chiến binh thánh chiến trên toàn cầu, Pháp có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất ở châu Âu - và cũng theo nhiều người, là xã hội bị chia rẽ nhất.

"Đây là vì Syria" - một trong những kẻ khủng bố ở Paris đã hét lên như vậy khi xả súng trong nhà hát Bataclan, Paris tối 13/11. Hắn ta hoàn toàn có thể nói rằng hành động của mình là vì Mail, Libya hay Iraq.

Trên thực tế, Pháp luôn lấy làm tự hào vì thế chủ động của mình trong cuộc chiến chống Hồi giáo trên khắp thế giới, đặc biệt là trước sự rút lui vốn thường không khó để nhận ra của Anh và Mỹ.

Trên 10.000 binh lính Pháp đang được triển khai ở nước ngoài - hơn 3.000 ở Tây Phi, 2.000 ở Trung Phi và 3.200 ở Iraq.

Sự can thiệp của Pháp vào Mali trong cuộc chiến chống al-Qaeda năm 2013 được xem là yếu tố then chốt trong việc làm suy yếu tổ chức thánh chiến này.

Nửa tháng trước đây, thủ lĩnh của một tổ chức cực đoan AQIM (Maghreb) đã hô hào những người ủng hộ mình tấn công nước Pháp nhằm trả thù cho sự hiện diện của quốc gia châu Âu này tại khu vực.

Mới cuối tuần trước, Tổng thống Pháp Francois Hollande còn tuyên bố, Pháp sẽ triển khai tàu sân bay tới Vịnh Ba Tư đễ hỗ trợ cuộc chiến chống IS tại Iraq - tất nhiên, đây không phải là điều khiến các thủ lĩnh Hồi giáo hài lòng.


Cảnh sát đưa người bị thương rời hiện trường vụ xả súng, bắt giữ con tin tại nhà hát Bataclan.

Cảnh sát đưa người bị thương rời hiện trường vụ xả súng, bắt giữ con tin tại nhà hát Bataclan.

Thêm vào đó, tại Pháp luôn có một lượng ổn định súng được tuồn vào từ các khu vực biên giới, vốn được kiểm soát một cách lỏng lẻo khắp lục địa châu Âu. Việc vũ khí có thể tuồn vào nước này một cách dễ dàng là một mối lo ngại với giới chức nước này.

Mặc dù quốc gia láng giềng là Bỉ đã đấu tranh chống vũ khí bất hợp pháp, thì nhiều nguồn tin vẫn cho rằng, những kẻ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo hồi đầu năm nay, có được vũ khí từ quốc gia này.

Các nước vùng Balkan cũng là một điểm đến yêu thích cho những kẻ ưa súng đạn, còn cuộc xung đột kéo dài nhiều năm tại đây trong thời kì Chiến tranh Balkan đã biến khu vực này trở thành nơi ngập tràn vũ khí giá rẻ, vô thừa nhận.


Cảnh tượng bên ngoài nhà hát Bataclan đêm 13/11.

Cảnh tượng bên ngoài nhà hát Bataclan đêm 13/11.

Tuy nhiên, theo Alexander, vấn đề then chốt nằm ở nội bộ cộng đồng nước này.

Bị cô lập, bị đẩy ra rìa có thể là có thể là cảm giác bao trùm cộng đồng Hồi giáo khi mà một vài cá nhân của cộng đồng này có được vị trí cao trong cả chính trị và kinh tế nước này.

Mohamed Merah, kẻ xả súng ở Toulouse năm 2012, lớn lên ở một vùng ngoại ô khó khăn, bắt đầu phạm tội từ khi còn nhỏ, bị tống vào tù và sau đó trở thành một chiến binh thánh chiến tàn ác.

Mehdi Nemouche, kẻ giết hại 4 người ở Brussels tháng 4/2014, trở nên cực đoan trong thời gian ngồi tù. Sau khi được thả tự do, hắn tới Syria và sau đó quay trở lại tấn công bảo tàng Do Thái.

Trường hợp của hai kẻ khủng bố Paris mới đây, Chérif Kouachi và Amedy Coulibal cũng tương tự - tội phạm, nhà tù, tư tưởng cực đoan.

Trong các nhà tù ở Pháp, ước tính 70% tù nhân là người Hồi giáo - con số chỉ là ước tính bởi theo luật, Pháp không thể yêu cầu họ khai báo tôn giáo của mình.

Trong khi đó, ở Anh và xứ Wales, con số này chỉ chiếm 14%, và chỉ có 5% dân số là Hồi giáo.

Sau khi vụ tấn công vào tòa soạn báo Pháp Charlie Hebdo xảy ra, Pháp đã phải "vật lộn" với tình trạng tù nhân bị cực đoan hóa đằng sau song sắt trại giam.

Thế nhưng, Hồi tháng Tư, cựu Bộ trưởng Tư pháp Pháp Rachida Dati, hiện đang làm báo cáo viên đặc biệt về vấn đề cực đoan hóa, thẳng thắn nhận định rằng, những gì Pháp đã làm là chưa đủ để đối phó với sức mạnh của những kẻ Hồi giáo cực đoan trong tù.

Theo phóng viên Alexander, mặc dù Pháp đã tuyên bố mình là nhà nước phi tôn giáo, dù cấm mặc áo dài trùm người của Hồi giáo (Balka) và đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia đang mạnh lên, song cũng không thể xoa dịu sự căng thẳng giữa các cộng đồng người.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại