Trực thăng WZ-10 của TQ: "Cầm vàng lại để vàng rơi" ở Pakistan

Hòa Trần |

Pakistan đã gây bất ngờ lớn khi chính thức ký hợp đồng mua 4 trực thăng vũ trang Mi-35 của Nga thay vì trực thăng WZ-10 của Trung Quốc.

Việc Pakistan chính thức ký hợp đồng mua 4 trực thăng vũ trang Mi-35 của Nga, dùng để trực tiếp hỗ trợ lực lượng tác chiến đặc biệt là một điều hoàn toàn bất ngờ.

Bởi lẽ, hồi tháng 5/2015 các phương tiện truyền thông nước ngoài liên tục tung tin Pakistan sẽ mua 17 trực thăng WZ-10 của Trung Quốc, nhưng tại sao chỉ sau 4 tháng lại chuyển sang mua mua Mi-35 của Nga?

Được biết, WZ-10 là trực thăng vũ trang hạng nhẹ (7 tấn) tiên tiến nhất của Trung Quốc, được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2012. Nó được trang bị súng máy 23mm và có thể mang được 8 quả tên lửa dẫn đường quang học HJ-10.

Trong khi đó, trực thăng Mi-35 của quân đội Nga là phiên bản nâng cấp của trực thăng Mi-24 rất nổi tiếng, là một loại trực thăng hạng vừa loại 10 tấn, có thể mang được 16 quả tên lửa chống tăng 9M120 và có thêm súng máy 2 nòng 23mm đầy uy lực.

Đặc biệt, Mi-35 có khả năng tác chiến ban đêm rất nổi bật, nhờ phi công được tích hợp thiết bị nhìn đêm hồng ngoại và hệ thống định vị toàn cầu, dữ liệu sẽ hiện thị trên mũ bay của phi công.


Trực thăng tấn công Mi-35 của Nga. Ảnh: FlightZone.

Trực thăng tấn công Mi-35 của Nga. Ảnh: FlightZone.

Từ đây có thể thấy được lý do Mi-35 có thể có được đơn hàng của Pakistan là do:

Đầu tiên, nguyên mẫu của Mi-35 chính là dòng trực thăng Mi-24 vốn đã thực chiến tại Afghanistan vào những 1980, thể hiện tính năng rất ưu việt và đã để lại ấn tượng rất tốt.

Tiếp nữa, điểm nổi bật của Mi-35 là có khả năng tác chiến ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu. Đây được cho là nội dung mà phía Pakistan xem trọng nhất.

Cuối cùng, do khả năng mang vũ khí của WZ-10 không như trực thăng Mi-35 của Nga, 2 bên sườn của trực thăng WZ-10 loại 7 tấn chỉ có 4 điểm treo, bất luận số lượng vũ khí treo hay là trọng lượng đều kém xa Mi-35.

Như vậy trên chiến trường sẽ thể hiện khả năng chiến đấu liên tục tương đối kém, số lượng và chủng loại vũ khí ít, không thể tiến hành tấn công đối với nhiều mục tiêu khác nhau. Sức chiến đấu của WZ-10 trong điều kiện nguy hiểm đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.

Trong khi đó do khủng hoảng động cơ, nhất là sau khi công ty liên quan của Mỹ và Canada bị phạt 75 triệu USD từ Bộ Tư pháp Mỹ vì bán động cơ PT6C-67C cho Trung Quốc, khiến họ phải dần chuyển sang sử dụng động cơ WZ-9 tự sản xuất trong nước.

Bản thân động cơ PT6C-67C là động cơ dùng cho loại trực thăng dân dụng 6 tấn, lại phải gồng mình cõng tới 7 tấn, có vẻ như là quá sức.

Đáng chú ý hơn là công suất của động cơ tuốc bin WZ-9 lại còn kém hơn 30% so với PT6C-67C, nên trong tình huống phải mang tải nặng, cộng thêm địa bàn tác chiến ở các vùng cao nguyên có thời tiết xấu thì sẽ khiến người ta không yên tâm.


Trực thăng WZ-10 đang được Trung Quốc sản xuất với số lượng lớn.

Trực thăng WZ-10 đang được Trung Quốc sản xuất với số lượng lớn.

Tóm lại, những vụ bay biểu diễn của trực thăng vũ trang WZ-10 về cơ bản là không chở người và tiến hành ở các vùng đồng bằng dưới điều kiện thời tiết tốt.

Nó chưa thể hiện được khả năng bay tác chiến dã ngoại một cách hiệu quả tại các vùng cao nguyên mà có điều kiện thời tiết xấu. Đây được coi là nguyên nhân chính mà Parkistan chỉ đặt mua loại trực thăng vũ trang Mi-35.

Trên thực tế Pakistan muốn mua 20 trực thăng vũ trang Mi-35, nhưng do phía Nga chịu sự trừng phạt của phương Tây, cho nên Pakistan đành giảm số lượng đặt mua xuống còn 4 chiếc. Rõ ràng trực thăng Trung Quốc đã "cầm vàng nhưng lại để vàng rơi".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại