Hệ thống phòng vệ và tác chiến của tiêm kích Rafale

ĐTN |

Tiêm kích Rafale mang trong mình những thành tựu nổi bật nhất của nền công nghiệp hàng không Pháp, được đánh giá vượt trội nhiều đối thủ cạnh tranh.

Hệ thống phòng vệ SPECTRA

SPECTRA (Système de Protection et d'Évitement des Conduites de Tir du Rafale/ Hệ thống bảo vệ và tránh hỏa lực đối phương cho Rafale) được phát triển bởi Thales Group và MBDA, SPECTRA là nền tảng cho khả năng sống sót nổi bật của Rafale, dùng để chống lại các mối đe dọa từ trên không và mặt đất.

Hệ thống SPECTRA tích hợp đầy đủ các thiết bị chiến tranh điện tử, cung cấp khả năng phát hiện tầm xa, xác định chính xác nguồn phát hồng ngoại, tần số vô tuyến và laser.

SPECTRA bao gồm hệ thống cảnh báo radar, cảnh báo laser, cảnh báo tên lửa đang đến gần, radar mảng pha gây nhiễu và bộ phóng mồi bẫy để chống lại các mối đe dọa. Nó cũng bao gồm một đơn vị quản lý chuyên dụng cho tổng hợp dữ liệu và quyết định phản ứng đối với các nguy cơ đó.

Hệ thống SPECTRA trên Rafale
Hệ thống SPECTRA trên Rafale
Hệ thống cảnh báo tên lửa (MAWS) ở 2 cửa hút khí (trái) và trên cánh đuôi đứng (phải)
Hệ thống cảnh báo tên lửa (MAWS) ở 2 cửa hút khí (trái) và trên cánh đuôi đứng (phải)
Hệ thống gây nhiễu ở 2 gốc cánh mũi
Hệ thống gây nhiễu ở 2 gốc cánh mũi
Hệ thống bắn mồi nhiễu hồng ngoại (trái) và thả kim loại gây nhiễu (phải). 2 hệ thống này nằm ở 2 gốc cánh sau và thân sau máy bay

Hệ thống bắn mồi nhiễu hồng ngoại (trái) và thả kim loại gây nhiễu (phải), 2 hệ thống này nằm ở 2 gốc cánh sau và thân sau máy bay

Hệ thống cảnh báo laser (LWS) (khoanh tròn đỏ) lắp ở 2 bên dưới buồng lái máy bay và trên cánh đuôi đứng
Hệ thống cảnh báo laser (LWS) (khoanh tròn đỏ) lắp ở 2 bên dưới buồng lái máy bay và trên cánh đuôi đứng
Hệ thống gây nhiễu năng lượng cao lắp ở gốc cánh đuôi đứng phía sau
Hệ thống gây nhiễu năng lượng cao lắp ở gốc cánh đuôi đứng phía sau

Hệ thống SPECTRA bao gồm hai bộ cảm biến hồng ngoại cảnh báo tên lửa (Détecteur de Départ Missile Nouvelle Génération/DDM NG) thế hệ mới được phát triển bởi MBDA. DDM NG xuất hiện lần đầu trong hình ảnh của chuyến bay tháng 3/2010 và có mặt trên Rafale từ năm 2012.

DDM NG kết hợp một máy dò hồng ngoại mảng mới, trong đó tăng cường phạm vi phát hiện tên lửa (với hai cảm biến, mỗi cảm biến trang bị một ống kính mắt cá, DDM NG cung cấp một trường phát hiện hình cầu xung quanh máy bay).

2 cảm biến hồng ngoại cảnh báo tên lửa DDM NG trên cánh đuôi đứng
2 cảm biến hồng ngoại cảnh báo tên lửa DDM NG trên cánh đuôi đứng
Ống kính mắt cá của DDM NG giúp cảnh báo các tên lửa ở cách xa hàng trăm km và ở một góc 180 độ xung quanh máy bay

Ống kính mắt cá của DDM NG có tác dụng cảnh báo các tên lửa từ cách xa hàng trăm km và ở góc 180 độ xung quanh máy bay

Thales Group và Dassault Aviation đã đề cập đến chế độ gây nhiễu tàng hình cho các hệ thống SPECTRA để giảm tín hiệu phản xạ radar của máy bay.

Mặc dù không biết chính xác hoạt động thế nào thậm chí nếu khả năng vận hành đầy đủ, nhưng nó có thể sử dụng công nghệ chủ động hủy đã được thử nghiệm bởi Thales và MBDA. Công nghệ này lấy mẫu và phân tích sóng radar đến và dẫn tiếp trở lại nguồn phát, do đó làm mất đi các tín hiệu radar phản xạ.

Radar RBE2

Rafale được trang bị radar quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) RBE2 do Thales phát triển.

Thales tuyên bố radar RBR2 có khả năng nhận thức tình huống cao hơn so với máy bay trước đó thông qua việc phát hiện sớm và theo dõi nhiều mục tiêu trên không cho cận chiến và đánh chặn tầm xa, cũng như vẽ bản đồ địa hình 3 chiều thời gian thực có độ phân giải cao.

Trong đầu năm 1994, có báo cáo rằng những khó khăn kỹ thuật với các radar đã trì hoãn sự phát triển của Rafale trong 6 tháng. RBE2 có tầm phát hiện và theo dõi là 150 km đối với các mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng là 5 m2.

Tầm phát hiện của RBE2 với các mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng (RCS):

Mục tiêu có RCS 0,0001 m2: 8 - 10 km; Mục tiêu có RCS 0,001 m2: 15 - 20 km; Mục tiêu có RCS 0,01 m2: 40 - 50 km; Mục tiêu có RCS 1,0 m2: 75 - 90 km; Mục tiêu có RCS 5,0 m2: 110 - 150 km; Mục tiêu có RCS 10,0 m2: 150 - 175 km.

Radar quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) RBE2
Radar quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) RBE2

Radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) RBE2 AA dùng để thay thế radar PESA RBE2. RBE2 AA có thể phát hiện mục tiêu cách xa hơn 200 km, cải thiện độ tin cậy và giảm chi phí bảo trì.

Một chiếc Rafale đã bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm radar RBE2 AA vào năm 2002 và đạt tổng cộng 100 giờ bay đến tháng 12/2011. Từ tháng 12/2009, giai đoạn tiền sản xuất radar RBE2 AA đã được tiến hành.

Vào đầu tháng 10/2012, chiếc Rafale đầu tiên được trang bị radar RBE2 AA đã đến Căn cứ Không quân Mont-de-Marsan để đi vào phục vụ.

Đầu năm 2014, lần đầu tiên phi đội Không quân tiền tuyến đã nhận đủ máy bay Rafale trang bị radar RBE2 AA, sau khi Hải quân Pháp đã nhận được Rafales trang bị loại radar này từ năm 2013.

Radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) RBE2 AA
Radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) RBE2 AA

Tầm phát hiện của RBE2 AA với các mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng (RCS):

Mục tiêu có RCS 0,0001 m2: 10 - 15 km; Mục tiêu có RCS 0,001 m2: 20 - 30 km; Mục tiêu có RCS 0,01 m2: 50 - 75 km; Mục tiêu có RCS 1,0 m2: 110 - 150 km; Mục tiêu có RCS 5,0 m2: 150 - 200 km; Mục tiêu có RCS 10,0 m2: 200 - 250 km.

Nhận thức tình huống cao của radar RBE2 AA trên Rafale
Nhận thức tình huống cao của radar RBE2 AA trên Rafale

Hệ thống quang điện OSF

OSF (Optronique Secteur Frontal) là một hệ thống quang điện tầm xa được phát triển cho máy bay tiêm kích Dassault Rafale.

Với trường nhìn hẹp thực sự có giá trị để xác định mục tiêu trong tình huống cần dùng mắt và các thiết bị quang học khi ở trên chiến trường. Nó cho phép theo dõi mục tiêu thông qua hồng ngoại và cảm biến hình ảnh, OSF gồm 2 bộ phận sau:

- Một thiết bị tìm kiếm hồng ngoại để xác định mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 100 km hoặc các mục tiêu trên bề mặt ở khoảng cách lên tới 6 km.

- Một cảm biến TV/IR để xác định mục tiêu (tầm xác định lên đến 40 km) bao gồm đo xa laser.

Có thể thấy, OSF cung cấp những lợi ích trong không chiến như: Tầm phát hiện thụ động xa và xác định được mục tiêu trước khi tham chiến.

Hệ thống quang điện OSF (Optronique Secteur Frontal) với một thiết bị tìm kiếm hồng ngoại (khối tròn bên trái) và một cảm biến TV/IR để xác định mục tiêu (khối vuông bên phải)

Hệ thống quang điện OSF (Optronique Secteur Frontal) với một thiết bị tìm kiếm hồng ngoại (khối tròn bên trái) và một cảm biến TV/IR để xác định mục tiêu (khối vuông bên phải)

Vũ khí trang bị theo các tiêu chuẩn

Rafale được trang bị 1 khẩu pháo tự động ổ xoay 30 mm GIAT 30M 791 lắp dưới gốc cánh phải với cơ số đạn 125 viên. GIAT 30 dùng điện đánh lửa và giật lùi tự động, buồng pháo cũng hoạt động bằng điện.

GIAT 30M 791 dùng loại đạn có kích thước 30 x 150 mm, sơ tốc đầu nòng 1.025 m/s. Pháo có thể điều chỉnh tốc độ bắn từ 300, 600, 1.500 hay 2.500 phát/phút.

Pháo tự động ổ xoay 30 mm GIAT 30M 791
Pháo tự động ổ xoay 30 mm GIAT 30M 791
Bệ khóa nòng của GIAT 30M 791 và vị trí của khẩu pháo trên Rafale
Bệ khóa nòng của GIAT 30M 791 và vị trí của khẩu pháo trên Rafale

Để tương thích với các loại vũ khí có nguồn gốc khác nhau, Rafale sử dụng hệ thống quản lý vũ khí trên khoang MIL-STD-1760, một giao diện điện tử kết nối máy bay và các giá treo của nó, do đó đơn giản hóa sự tương thích của nhiều loại vũ khí và các trang thiết bị.

Rafale B, C có 14 giá treo vũ khí nhưng phiên bản Rafale M chỉ có 13 giá, 5 trong số đó thích hợp cho các loại vũ khí hạng nặng hoặc các thiết bị như thùng nhiên liệu phụ. Rafale có khả năng mang tải trọng vũ khí đến 9 tấn.

Vị trí các giá treo vũ khí trên Rafale
Vị trí các giá treo vũ khí trên Rafale
Một số vũ khí trang bị trên Rafale
Một số vũ khí trang bị trên Rafale
Rafale với trang bị tải trọng nặng: 2 tên lửa MICA-IR, 2 tên lửa MICA-EM, 2 tên lửa hành trình Scalp-EG, 3 thùng dầu phụ 2000 lít

Rafale với trang bị tải trọng nặng: 2 tên lửa MICA-IR, 2 tên lửa MICA-EM, 2 tên lửa hành trình Scalp-EG, 3 thùng dầu phụ 2.000 lít

Thông số kỹ thuật của Rafale

Phi hành đoàn: 1 người (Rafale C, M) - 2 người (Rafale B).

Dài: 15,27 m; Sải cánh: 10,8 m; Cao: 5,34 m; Diện tích cánh: 45,7 m2; Trọng lượng rỗng: 10.300 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 24.500 kg.

Động cơ: 2 động cơ phản lực turbine khí SNECMA M88-2 có lực đẩy khô: 50,04 kN; Lực đẩy sau khi đốt nhiên liệu lần 2: 75,62 kN. Trọng lượng nhiên liệu bên trong: 4.700kg.

Tốc độ tối đa: Mach 1,8; Tốc độ tối đa ở mực nước biển: Mach 1,1; Tốc độ hành trình siêu âm: Mach 1,4 với 6 tên lửa MICA và 1 thùng nhiên liệu phụ 2.000 lít; Tốc độ cất cánh: 220 km/h; Quãng đường tối thiểu để hạ cánh: 450 m.

Tầm bay với thùng nhiên liệu bên trong: 1.950 km; Tầm bay hành trình với 3 thùng nhiên liệu phụ 2.000 lít: 3.700 km; Trần bay: 15.235 m; Tốc độ leo cao: 304,2 m/s.

Khả năng mang tải của cánh chính: 328 kg/m2; Khả năng chịu tải tối đa: -3G - +9G.

Rafale với cấu hình răn đe hạt nhân: 2 tên lửa MICA-IR, 4 tên lửa MICA-EM, 1 tên lửa hạt nhân ASMP, 2 thùng dầu phụ 2000 lít

Rafale với cấu hình răn đe hạt nhân: 2 tên lửa MICA-IR, 4 tên lửa MICA-EM, 1 tên lửa hạt nhân ASMP, 2 thùng dầu phụ 2.000 lít

Trang bị vũ khí

1 pháo tự động ổ xoay 30 mm GIAT 30M 791 với 125 đạn; 14 giá treo vũ khí với tổng trọng lượng mang được là 9.500 kg bao gồm các vũ khí sau:

Tên lửa không đối không tầm ngắn: MICA EM/IR. Magic II.

Tên lửa không đối không tầm trung: MICA EM/IR, MBDA Meteor.

Tên lửa không đối đất: MBDA Apache, MBDA Scalp EG.

Tên lửa hạt nhân: ASMP-A (Air-Sol Moyenne Portée).

Tên lửa chống hạm: AM-39 Exocet, MBDA CVS401 Perseus.

Bom dẫn đường: GBU-12 Paveway II, GBU-22 Paveway III, GBU-49 Enhanced Paveway II, GBU-24 Paveway IV, AASM - Hammer (Armement Air-Sol Modulaire).

Hệ thống phụ trợ: Pod chỉ thị mục tiêu bằng quang điện tử Damocles, Pod trinh sát mục tiêu AREOS (Airborne Recce Observation System), Hệ thống chỉ thị mục tiêu Talios.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại