Cái kết cay đắng của người thợ sửa đồng hồ nghèo trúng 55 vé số độc đắc

Từ người thợ sửa đồng hồ nghèo, ông Lộc bỗng trở thành người giàu có nhất vùng nhờ trúng liên tiếp 55 tờ vé số độc đắc. Phút chốc có cả núi tiền trong nhà, ông Lộc quyết làm “công tử Bạc Liêu” để “bù đắp” những ngày phải sống trong nghèo hèn. Ba năm sau, khối tiền như núi ấy tiêu tan, ông Lộc lại hoàn trắng tay. Không chịu nổi cú sốc “sung sướng” ấy, ông Lộc vùi mình trong rượu…Đây có thể nói là trường hợp trúng xổ số độc nhất vô nhị từ trước đến nay.

Trúng 55 vé độc đắc… trong 3 tháng

Ông Nguyễn Lộc, SN 1956, KP.1, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, vốn sinh ra ở Phan Thiết (Bình Thuận) nhưng vì nghèo nên năm 1980 bỏ vợ con một mình vào Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, kiếm kế sinh nhai. Sau một thời gian lăn lộn đủ thứ cách kiếm sống, ông Lộc quyết định gắn bó cuộc đời với nghề sửa chữa đồng hồ.

Nơi ông Lộc chọn ngồi đặt bàn sửa đồng hồ là trước thềm một ngân hàng thuộc thị xã Đồng Xoài, trong ngân hàng có cô gái tên Đặng Thị Cát, SN 1962, P. Phước Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đang làm kế toán. Sau những buổi làm việc rảnh rỗi, Cát thường ra ngồi tán chuyện với anh thợ sửa đồng hồ. Chẳng hiểu sao, cô thiếu nữ lại xiêu lòng trước anh thợ sửa đồng hồ từng qua một đời vợ. Vài năm sau, hai người đưa nhau về Phan Thiết chung sống như vợ chồng, cùng sinh hạ một người con.

Năm 1985, ông Lộc lại đưa người vợ mới vào Bình Dương sống. Họ dựng túp lều tạm trên mảnh đất của một người quen của bà Cát cho mượn. Ông Lộc tiếp tục sửa đồng hồ bên vỉa hè TP. Thủ Dầu Một còn vợ đi bóc hạt điều mướn. Thời gian sau, đứa con thứ hai ra đời khiến cuộc sống gia đình càng thêm ngột ngạt. Nghĩ đến hoàn cảnh của mình chỉ gặp vận may đặc biệt nào đó mới thoát khỏi cái nghèo nên hàng ngày ông Lộc giấu vợ mua một hai tờ vé số. Một buổi chiều năm 2000, ông Lộc đang cặm cụi làm việc thì một bà cụ tay cầm nguyên lốc vé số lọ mọ đến chào. Thương tình, ông Lộc vét cạn túi mua giùm bà cụ 6 tờ vé số và cũng bình thản chờ kết quả như mọi ngày khác.

Đến tối đi làm về đến đầu ngõ ông Lộc bất ngờ khi thì thấy có tiếng người gọi như reo: “Chú Lộc ơi, mấy tờ vé chú mua của tôi hồi chiều giờ trúng độc đắc rồi nè”. Cầm tập vé vừa mới dò xong, tay ông Lộc run lên bần bật, hạnh phúc như vỡ hòa với ông thợ sửa đồng hồ nghèo chăm chỉ. Ông Triết, trưởng khu phố 1 hiện nay xác nhận: “Thời điểm ông Lộc trúng độc đắc, mỗi tờ vé số có giá 5000 đồng, giải đặc biệt giá 125 triệu đồng. Như vậy, ông ấy có được 750 triệu đồng vé số”.

Quảng Nam: Bà bán cá nghèo trúng số độc đắc 3,4 tỷ đồng Quảng Nam: Bà bán cá nghèo trúng số độc đắc 3,4 tỷ đồng

Lần thứ 2, bà lão bán cá Nguyễn Thị Mẫn, SN 1950, trú khối phố Hồng Lư, P. Hòa Hương, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trúng số đặc biệt 3,4 tỷ đồng. Sự việc đang gây xôn xao thành phố Tam Kỳ những ngày qua.

Linh cảm vận may đang mỉm cười, ông mua vé số suốt một tháng sau đó và trúng liên tục. Chỉ trong 2 tháng ông trở thành đại gia đất Thủ nhờ 55 tờ vé số độc đắc trị giá gần 7 tỷ đồng. Với thời giá khi đó, số tiền tương đương khoảng 1.300 lượng vàng.

Bà Thừa cũng cảm thương khi nói về tình cảnh của bà Cát - Bà Cát (người mặc áo dài trắng) không một lời oán hận chồng

Phát rồ vì… quá nhiều tiền

Chúng tôi tìm đến ngôi nhà thuở hàn vi ông Lộc từng sống với vợ con, giờ  chỉ còn cụ Lê Thị Ba, mẹ vợ ông Lộc, đã ngoài 80 tuổi cô độc sống. Cụ Ba kể, từ khi có quá nhiều tiền, ông Lộc đi thâu đêm suốt sáng, có khi mấy ngày liền không thèm về nhà. Sẵn tiền, ông hào phóng mua liền một lúc 5 chiếc xe máy loại xịn tặng bạn bè và một chiếc xe hơi cho mình. Cả một đám lâu nhâu khác, cứ kẻ nào nịnh nọt vừa tai là ông ấy rút tiền, cho cả xấp”, cụ Ba nhớ lại.

“Trước khi trúng số, tôi chưa bao giờ thấy ông ấy đánh bạc. Sau này có tiền, ông Lộc hết đánh bạc ở Sài Gòn lại sang tận Campuchia vào casino. Mỗi lần hết tiền, ông lại lò dò về rồi đi bặt tăm cho đến lần sau quay về lấy tiếp”, ông  Nam –một người bạn ông Lộc kể. Không chỉ đắm mình trong cờ bạc, ông Lộc còn ngày ngày tìm tới các quán bar hay vũ trường làm bạn với dân chơi thứ thiệt. Trong một lần “cay mũi” ông Lộc “vung” tay 300 triệu đồng bao hẳn cả quán bar một đêm với hàng tá chân dài và rượu hạng sang phục vụ bạn bè ăn chơi.

Với người ngoài hào phóng là thế nhưng ông Lộc lại không cho vợ con được hưởng một chút lộc nào. Cụ Ba kể: “Hồi còn nghèo, vợ chồng nó có vay tín dụng 1 triệu đồng của ngân hàng ở phường Phú Hòa. Khi trúng số, vợ phải năn nỉ bao nhiêu lần nó mới chịu chi”. Thậm chí, khi vợ xin 20 triệu đồng để đưa cô con gái bị bại liệt do bị sốt lúc nhỏ đi chạy chữa nhưng ông lạnh lùng đáp: “Bệnh lâu rồi, giờ có bỏ tiền ra chữa cũng chẳng hết”. Nhưng ngược lại, ông không tiếc tiền mua hẳn một thùng vé số, hàng lốc mỗi cọc 100 tờ vì nghĩ vận may còn tiếp, tiền lại căng đầy túi. Suốt thời gian này, ông Lộc chỉ ăn chơi và ngồi dò số đợi lộc trời cho.

“Người ta đồn đại đủ thứ chuyện về những trò ăn chơi đàn đúm của ba tôi. Nào thì sáng lân la các quán cà phê rồi chở mấy cô bồ nhí đi đập phá. Nào thì chuyện ông mua súng, giắt theo người qua tận Campuchia đánh bạc. Mẹ con tôi nghe cũng chỉ biết vậy thôi”, chị Phượng (con gái bà Cát) nghẹn ngào. Nhớ lại những tháng ngày nghèo khó, gia đình vợ từng cho ông Lộc 2000m2 đất ở gần đình Phú Thuận (P. Phước Lợi, TP.Thủ Dầu Một) để cất nhà.

Kỳ lạ ngôi nhà có mặt tiền chiếm trọn vỉa hè ở Hà Nội Kỳ lạ ngôi nhà có mặt tiền chiếm trọn vỉa hè ở Hà Nội

Nhiều năm qua, những người dân ở Hà Nội lưu thông trên đường Tôn Đức Thắng không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến ngôi nhà có mặt tiền chiếm trọn vỉa hè, chắn ngang lối đi bộ của người dân và nằm sát với mép đường.

Nhưng trúng số cả 7 tỷ bạc, ông cũng chỉ dựng căn nhà tuềnh toàng, chưa kịp hoàn thiện đã bỏ dở. Nhớ đến cái ơn của bậc sinh thành, lúc thấy mẹ vợ đau ốm, ông cũng rút tiền hai lần, mỗi lần… 500 nghìn đồng sang biếu cụ thuốc men. Nghĩ về đứa con rể “trần gian có một”, cụ Ba (mẹ vợ ông Lộc –PV) thở dài: “Thằng Lộc tiêu tiền như nước mà toàn là những việc chẳng đâu vào đâu. Hết đánh bài, nó lại đem tiền cho mấy cô nhân tình. Vậy mà một căn nhà tử tế cho vợ con, giá có xây cũng tốn vài chục triệu bạc, nó cũng không chịu”.

Nghẹn lời người vợ bao dung...

Ngày ông Lộc trúng số, đứa con trai út mới lên 2 tuổi. Thấy ông bỏ đi theo bồ nhí, bà Cát cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì không muốn con cái lớn lên thiếu vắng tình cảm người cha. Từ sâu trong tâm khảm, bà vẫn tin những chuyện vừa xảy ra chỉ là nhất thời nông nổi. Rồi đây, ông Lộc sẽ trở về, cùng bà nuôi dạy đàn con thơ dại nên người. Thế nhưng, thời gian trôi qua, hy vọng ấy càng ngày càng trôi xa theo cái lườm nguýt, theo tiếng chửi bới phũ phàng của người chồng bội bạc.

“Nhưng rồi, những ngày vàng son của ông ấy cũng không kéo dài được bao lâu. Tôi còn nhớ như in cái buổi sáng ông Lộc thất thể trở về trong bộ dạng thảm hại, người gầy rộc. Vừa bước vào nhà, ông ấy đã nằm vật xuống, hai mắt lờ đờ. Nghỉ ngơi được một ngày, ông ấy lại mở tủ, định lấy tiền đi chơi. Nhưng sau ba năm tiêu xài thả cửa, gần 7 tỷ bạc không còn lại một cắc. Không hiểu sao, lúc ấy tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm. Tôi đã mong, hết tiền rồi, ông Lộc sẽ trở lại làm lụng, sống cuộc sống bình thường”, bà Cát tâm sự.

Buồn thay, cái ngày mà người vợ tội nghiệp ấy mong đợi đã chẳng bao giờ tới. Trở về bên gia đình, ông Lộc như người mất hồn, tối ngày rượu chè bê tha. Ngày hai bận, ông chờ đến bữa thì lết về ăn nhờ vợ. Mỗi lần ai đó nhắc đến chuyện xưa kia hoang phí tiền vé số, ông Lộc lại chửi bới, gây gổ rồi về nhà bạo hành vợ con. Tủi hờn quá, bà Cát đành bỏ mặc ông, dắt díu đàn con về lại ngôi nhà tuềnh toàng trước đây xây dở sống tạm bợ. Ít lâu sau, bà biết chuyện chồng đâm người khác bị thương và đi biệt xứ. Sau đận đó, bà không còn bất kỳ mối liên hệ nào với chồng.

Năm 2008, bà nhận được tin ông Lộc bị tai nạn qua đời. Giọng đau đớn, bà kể: “Lúc nghe tin chồng chết, tôi như chết sững. Ông ấy dù bạc hạnh cũng là cha của ba đứa con tôi. Vợ chồng một ngày nên nghĩa, huống chi tôi với ông ấy sống với nhau hơn hai mươi năm trời, tôi không thể làm ngơ được”.

Ngay ngày hôm ấy, bà tất tả lên nhận thi thể chồng và lo liệu hậu sự đâu vào đấy. “Đám tang ông ấy, những kẻ trước đây xu nịnh, những cô bồ nhí từng được cho cả nắm tiền, vàng chẳng thấy bóng một ai. Bên cỗ quan tài, những giọt nước mắt tiếc thương đều là của mấy mẹ con. Ông Lộc ra đi cay đắng quá. Đó, âu cũng là cái giá phải trả sau những gì ông ấy đã làm. Còn bản thân tôi, tôi chẳng trách hờn gì thêm nữa. Tôi chỉ mong ông ấy ra đi thanh thản”.

Bẵng đi chừng ấy năm, kể từ ngày ông Lộc ra đi, cuộc sống hiện tại của mấy mẹ con bà  Cát mới dần được cải thiện hơn. Bà Thửa (71 tuổi), hàng xóm sống đối diện, cho biết: “Năm 2012, sau khi bán đi phân nửa số đất được thừa hưởng từ cha mẹ ruột, bà Cát đã cất lại ngôi nhà ọp ẹp. Bên cạnh đó, bà còn cho xây một dãy kiốt cho thuê. Giá như dạo trước, ông Lộc giữ lại dù chỉ một phần cho vợ con, thì cuộc sống của họ bây giờ chắc đã hạnh phúc lắm. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Từ cuộc sống nghèo hèn mà bỗng nhiên có một lúc từng ấy tiền không thay tính đổi nết thì mới lạ”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại