Láng giềng lo lắng về thỏa thuận mua tên lửa S-400 của Trung Quốc

Các phương tiện truyền thông Nga và Trung Quốc cho biết, hiện hai nước đang đàm phán về hợp đồng bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumf.

Báo Bưu Điện Hoa Nam (South China Morning Post - SCMP) dẫn lời các nhà phân tích cho hay, nhiều quốc gia hàng xóm của Trung Quốc đang hết sức lo lắng và cảnh giác với những thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Moscow và Bắc Kinh nhất là hợp đồng mua tên lửa S-400 Triumf.

Các phương tiện truyền thông Nga và Trung Quốc cho biết, hiện hai nước đang đàm phán về hợp đồng bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumf, việc Bắc Kinh và Moscow tiến gần hơn đến thỏa thuận cung cấp S-400 sẽ làm dấy lên những lo lắng và cảnh giác cao hơn từ các quốc gia láng giềng.

Hệ thống tên lửa S-400

Theo SCMP, bất kỳ sự tiến triển nào trong các cuộc đàm phán về hợp đồng vũ khí này đều được các nước xung quanh chú tâm theo dõi. Lần đàm phán đầu tiên về hợp đồng cung cấp S-400 đã được thực hiện từ năm 2010, một quan chức cao cấp của Nga gần đây tiết lộ.

Chánh văn phòng Tổng thống Nga, ông Sergei Ivanov cho biết, Trung Quốc có thể sẽ là khách hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không S-400. Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ chi tiết nào thêm về phi vụ trên.

Nếu được thông qua, đây sẽ là thỏa thuận mua bán vũ khí lớn thứ ba giữa Nga và Trung Quốc kể từ năm ngoái.

S-400 Triumf, là hệ thống phòng không thế hệ mới được nâng cấp từ S-300 hiện cũng đang được quân đội Trung Quốc sử dụng. S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất đối không có tầm bắn từ trung đến xa, có khả năng tiêu diệt hiệu quả bất kỳ mục tiêu nào trên không, trong đó có máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình... hoặc các loại máy bay hiện đại của Mỹ như F-35, F-22... trong phạm vi 400 km cùng độ cao từ 5 - 30 km.

Tiến sĩ Rajeswari Rajagopalan, một chuyên gia phân tích quốc phòng tại New Delhi cho biết, hiện nay Ấn Độ cũng đang sử dụng rất nhiều trang thiết bị vũ khí có nguồn gốc từ Nga, thỏa thuận S-400 giữa Bắc Kinh và Moscow sẽ làm cho Ấn Độ ngày càng lo lắng hơn.

Sự vô cảm của Nga trong việc bán các hệ thống trang thiết bị vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc sẽ gây ra những tổn hại đối với Ấn Độ và Ấn Độ phải thực hiện các biện pháp ứng phó linh hoạt để tối đa hóa lợi ích của mình, ông Rajeswari Rajagopalan cho biết.

Tiến sĩ Rajagopalan nói thêm rằng, mặc dù thỏa thuận S-400 giữa Moscow và Bắc Kinh sẽ không đẩy Ấn Độ đến việc phải sử dụng các chiến lược quân sự mới nhưng môi trường địa chính trị và cán cân quyền lực ở châu Á sẽ bị thay đổi.

Vương Cần Đông, một cố vấn của chính quyền trung ương Trung Quốc cho biết, Trung Quốc hiện cũng đã có những hệ thống trang thiết bị vũ khí tiên tiến khác, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D, hay tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41, là loại tên lửa được các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho là có khả năng đánh trúng bất cứ mục tiêu nào trên đất Mỹ.

Theo ông Vương, Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga bởi vì cả Bắc Kinh và Moscow cần phải "có qua có lại".

Antony Wong Dong một chuyên gia phân tích quân sự ở Macau cho biết, một thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc sẽ khuyến khích Mỹ tăng cường xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Philippines, Việt Nam và thậm chí cả Đài Loan.

Mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Moscow sẽ phát triển, mặc dù không chắc chắn, nhưng chắc chắn Hoa Kỳ sẽ luôn để mắt đến và theo dõi sát sao và Hoa Kỳ sẽ đưa ra các chiến lược mới, Antony Wong Dong cho biết.

PLA đang hy vọng sẽ tìm hiểu và nghiên cứu một số công nghệ tên lửa đặc biệt từ hệ thống S-400. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ sớm sản xuất một loại tên lửa phòng không tương tự S-400 khi họ đã bắt chước được, Antony Wong Dong cho biết thêm.

Ngoài ra, Trung Quốc và Nga còn dự định ​​sẽ tiếp tục hợp tác phát triển máy bay vận tải IL-476 và máy bay tiếp dầu IL-78.

Hệ thống S-400 bắn đạn thật

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại