5 vũ khí NATO có thể khiến Nga phải "nếm mùi thất bại"

Bảo An |

(Soha.vn) - Nhà báo Michael Peck của tạp chí Foreign Policy đã liệt kê 5 loại vũ khí của NATO có thể khiến Nga lo sợ trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Khi xét tới một cuộc chiến tranh tiềm năng giữa NATO và Nga do liên quan tới Ukraine hay điểm nóng nào khác, người ta thường chú trọng tới khả năng của các loại vũ khí Nga và Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ chỉ là một thành viên của NATO nên nếu NATO và Nga xung đột, chắc chắn quân đội của các thành viên châu Âu sẽ tham chiến cùng với Mỹ. Nếu kịch bản này xảy ra, dưới đây là 5 loại vũ khí của NATO có thể khiến Nga phải lo sợ.

1. Xe tăng Challenger 2

Challenger 2, xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Anh, sẽ được điều ra chiến trường nếu nước này tham gia một cuộc xung đột của châu Âu nhằm chống lại Nga. Xe tăng Challenger 2 được bảo vệ bởi giáp Chobham và được trang bị pháo 120 mm. Với trọng lượng 63 tấn, Challenger 2 nặng hơn các phiên bản xe tăng T-72 hay T-72B3 và T-90 của quân đội Nga.

Các xe tăng hiện đại này chưa từng đối mặt nhau trên chiến trường nên kết quả của cuộc đối đấu giữa Challenger 2 và xe tăng Nga sẽ chỉ là phỏng đoán. Tuy nhiên, một thực tế rõ ràng rằng nếu lực lượng Anh và Nga đụng độ nhau trong một cuộc chiến, Nga sẽ phải đối mặt với những chiếc xe tăng hiện đại được trang bị bị vũ khí, giáp tối tân.

Mặc dù vậy, kẻ thù lớn nhất của quân đội Anh hiện tại là kinh phí. Ngân sách quốc phòng bị cắt giảm buộc quân đội Anh phải giảm 40% lực lượng tăng thiếp giáp vào năm 2010, kết quả là họ chỉ còn 227 xe tăng Challenger 2 đang hoạt động. Kế hoạch hiện đại hóa và tăng tuổi thọ của Challenger 2, bao gồm thay thế pháo nòng xoắn bằng nòng trơn, vẫn chưa được thực hiện.

2. Tàu ngầm Type 212

Nếu các tàu ngầm động cơ diesel có thể khiến Hải quân Mỹ "kinh hãi", Hải quân Nga chắc chắn cũng đau đầu tìm cách đối phó với tàu ngầm siêu êm Type 212 của Đức.

Tàu ngầm Type 212 được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP), giúp nó có thể lặn dưới nước trong một thời gian dài. Trong khi các tàu ngầm của Đức thời Chiến tranh thế giới thứ 2 di chuyển khá chậm thì tàu ngầm Type 212 có thể di chuyển dưới nước với tốc độ 20 hải lý/giờ.

Các tàu ngầm Type 212 được trang bị ngư lôi DM2A4 cùng với ngư lôi Blackshark. Tàu ngầm này cũng dự kiến được trang bị các tên lửa IDAS, có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt đất và biển.

Hiện chưa rõ mức độ hiệu quả của các tàu ngầm của Đức trong một cuộc xung đột với Nga. Quân đội Nga tại Crimea và Ukraine có xu hướng phô diễn lực lượng tại khu vực Biển Đen nhiều hơn biển Baltic. Nhưng trong trường hợp Nga sử dụng hải quân đe dọa các quốc gia Baltic hay Ba Lan, tàu ngầm Type 212 sẽ là một lực lượng chống lại Nga.

3. Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon

Khi so sánh không lực NATO và Nga, nhiều người sẽ thừa nhận rằng tiêm kích F-22 vượt trội hơn so với Su-35. Tuy nhiên, chỉ có quân đội Mỹ sử dụng tiêm kích F-22 nên các phi công Nga có thể sẽ đối đầu với các chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon nhiều hơn so với “Chim ăn thịt” của Mỹ.

Máy bay chiến đấu Typhoon đang được sử dụng trong Không quân Đức và Anh. Đây là hai thành viên của NATO dễ đối đầu với Nga nhất tại Đông Âu. Cho dù không được đánh giá cao về tính năng tàng hình, nhưng so với F-22, Typhoon vượt trội hơn trong một cuộc cận chiến với chiến đấu cơ của đối phương

Các chiến đấu cơ Typhoon được trang bị một pháo 27 mm và nhiều loại tên lửa khác nhau, bao gồm tên lửa không đối không Sidewinder, AMRAAM và Meteor cũng như tên lửa không đối đất Storm Shadow. Typhoon đối đầu với các chiến đấu cơ cực kỳ linh hoạt của Nga như Su-35 sẽ tạo ra một cuộc không chiến kịch tính.

4. Trực thăng tấn công Eurocopter Tiger

Nếu căng thẳng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, Nga nên lo ngại về sức mạnh của trực thăng tấn công Eurocopter Tiger. Tiger được phát triển bởi Pháp và Đức, nhỏ và nhẹ hơn so với trực thăng tấn công AH-64 Apache của quân đội Mỹ và Anh. Loại trực thăng này bắt đầu hoạt động từ năm 1991 và hiện đang được sử dụng trong quân đội Pháp, Đức, Italia cũng như Australia.

Với vận tốc khoảng 291 km/h, các biến thể của Tiger được trang bị tên lửa chống tăng Hellfire, Spike, PARS 3 và HOT 3, các tên lửa không đối không Mistral và tên lửa không đối đất.

Trực thăng tấn công Tiger đã tham gia chiến đấu trong các chiến dịch quân sự của Pháp và Đức tại Afghanistan và Libya. Trong trường hợp xung đột nổ ra giữa Nga và NATO, Tiger sẽ là một "sát thủ" với các xe tăng của Nga.

5. Tên lửa Spike của Israel

Tại sao tên lửa của Israel nằm trong danh sách vũ khí của NATO? Bởi vì tên lửa Spike được nhiều nước trong khối NATO sử dụng, bao gồm Bỉ, Anh, Croatia, Đức, Italia, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Slovenia.

Hệ thống tên lửa chống tăng Spike NLOS đặt trên xe cơ giới.

Hệ thống tên lửa chống tăng Spike NLOS đặt trên xe cơ giới.

Spike là một tên lửa dẫn đường chống tăng với đầu đạn có thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng. Tên lửa Spike được phát triển với nhiều biến thể khác nhau từ tầm ngắn, tầm trung, tầm xa cho tới tầm mở rộng. Nó có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu trong phạm vi từ 800m đến 8km.

Nga đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ xe tăng của nước này khỏi vũ khí của Israel. Một cuộc xung đột giữa NATO và Nga sẽ kiểm chứng lại kinh nghiệm này của Nga.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Michael Peck

Xe tăng Challenger 2 tại chiến trường Iraq

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại