Báo Nga: Ukraine đang khiến Mỹ “mếch lòng”

Tiếng nói nước Nga trích dẫn nhận định của một số chuyên gia cho rằng, có vẻ như Mỹ và châu Âu đã bắt đầu tỏ ra thất vọng với chính quyền lâm thời của Ukraine.

Cụ thể, điều này được thể hiện thông qua chuyến thăm gần đây nhất của Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden tới Ukraine. Qua chuyến thăm, ông Biden hứa sẽ thuyết phục Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ tài chính 50 triệu USD cho Ukraine. Trong khi đó, khoản nợ phải trả ngay của Ukraine lên đến hàng tỷ USD.

Có vẻ như các nhà chức trách Mỹ đang bắt đầu đi đến kết luận rằng có một vài người trong chính quyền lâm thời của Ukraine là “bất trị và tráo trở” hơn họ nghĩ. Tờ Tiếng nói nước Nga trích dẫn nhận định của một số quan sát cho rằng chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ tới Ukraine là “một dạng bồi thường của phương Tây đối với chính quyền Kiev sau khi thông qua các thỏa thuận Geneva. Và Mỹ thậm chí còn không thèm đưa vào một bài toán bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine vào thỏa thuận này”.

Tiếng nói nước Nga dẫn lời nhà chính trị Nga Grigory Trofimchuk cho biết:

"Các nhà chức trách Mỹ đang bắt đầu nhận ra chính mình trong tình hình hiện nay, họ không thể tạo ra được bất kỳ sự giúp đỡ ‘tử tế’ nào cho Ukraine. Kế quả chuyến thăm của ông Joseph Biden không đưa ra được sự giúp đỡ nào khả thi. Theo như tôi biết, ông ấy đã không thể quyết định về một chiếc máy bay chở đầy đô la Mỹ. Tuy nhiên, bằng cách gửi một quan chức cấp cao như vậy tới Ukraine, chính quyền Mỹ đã cố gắng thể hiện rằng Ukraine là một vấn đề quan trọng đối với nước Mỹ. Joseph Biden là Phó Tổng thống, người có vai trò cao nhất ở Mỹ chỉ sau Tổng thống”.

Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Ukraine, chính quyền Kiev đặt ra rất nhiều kỳ vọng sau cuộc gặp gỡ giữa ông Biden và Tổng thống lâm thời Ukraine Alexander Turchinov. Tuy nhiên, kết quả duy nhất từ cuộc gặp này là Phó Tổng thống Mỹ chỉ đưa ra được một số lời hứa.

Cụ thể, Mỹ hứa sẽ giúp Ukraine giữ toàn vẹn lãnh thổ của mình, giúp quốc gia này giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga và hỗ trợ Kiev 50 triệu USD để thiết lập chương trình cải cách. Với một Ukraine đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính, đây là một số tiền keo kiệt.

"Lý do tại sao Mỹ đã chi rất ít cho các cải cách ở Ukraine là vì Washington đặc biệt nghi ngờ rằng số tiền này sẽ không được sử dụng hiệu quả hay Kiev sẽ không bao giờ trả lại được”, chuyên gia Nga trong chính sách năng lượng, ông Sergey Pravosudov giả định, “50 triệu USD là số tiền quá nhỏ để Ukraine có thể giải quyết tất cả các vấn đề tài chính hiện nay”.

“Ukraine nợ Nga 2,2 tỷ USD tiền khí đốt. Vì vậy, chuyến thăm của ông Biden tới Ukraine chỉ là một chương trình phô trương công cộng. Một chương trình tương tự đã từng được bà Hillary Clinton ‘thực hiện’ trước đây khi đến Ukraine, nói rằng sự giàu có của Ukraine chủ yếu đến từ khí đá phiến và sô-cô-la. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa ai phát hiện ra bất kỳ mỏ khí đá phiến nào ở Ukraine. Về sô-cô-la, bà Clinton có thể đã đề cập đến nó bởi vì Pyotr Poroshenko, một ứng cử viên cho chức tổng thống ở Ukraine nhận được sự tích cực hỗ trợ của Mỹ, cũng là một trong những ông chủ của hãng sản xuất sô-cô-la lớn nhất nước. Điều đó chứng tỏ bà Clinton biết rất ít về tình hình thực tế ở Ukraine”.

Một điều khá rõ ràng rằng Mỹ đang mất dần kiểm soát đối với tình hình ở Ukraine. Tuyên bố gần đây của Ron Paul, người theo chủ nghĩa tự do nổi tiếng của Mỹ, cho biết một số bằng chứng rằng Mỹ đã bắt đầu đi chệch khỏi vị trí đối trọng với Nga trước đây của nó. Khi được hỏi ý kiến ​​về thực tế ở Crimea, một phần lãnh thổ của Ukraine hiện nay đã sáp nhập Nga, ông Paul viết: "Vấn đề lớn là gì? Tại sao Mỹ lại phải để ý đến lá cờ được treo trên một mảnh đất nhỏ cách lãnh thổ mình hàng ngàn dặm?".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại