Tàu ngầm "made in Vietnam" sẽ đi đến đâu?

Là một kỹ sư cơ khí, sáng chế, ông Hòa hơn ai hết hiểu được cái gọi là tàu ngầm Trường Sa của mình sẽ dừng lại ở đâu và vì sao.

Bởi vì, tự chế một chiếc trực thăng thì mơ ước có thể trở thành hiện thực, nghĩa là nó có thể bay lên không trung, bay xa hàng trăm km từ sự sáng tạo có tính độc lập (chưa đánh giá về chất lượng), nhưng với tàu ngầm, một phương tiện đặc biệt, đi ngầm dưới biển, khả năng của ông Hòa là không thể. Nó - “tàu ngầm Trường Sa” chỉ là đứa con sinh ra vừa điếc vừa mù.

Lấy giả thiết tuyệt vời nhất để thỏa mãn ý chí, tình cảm một số người là “tàu ngầm Trường Sa’ chế tạo thành công, nghĩa là động cơ AIP hoạt động tốt, tính ổn định toàn tàu tốt, thậm chí đi nổi tốt…thì vấn đề đặt ra là liệu nó có đi ngầm dưới biển được an toàn hay không?

Đối với tàu mặt nước, khi hành trình trên biển (không phải tác chiến) thì nhiệm vụ quan trọng nhất của người sỹ quan chỉ huy hoa tiêu hàng hải là phải xác định chính xác vị trí tàu bằng các phương pháp như thiên văn, địa văn hoặc bây giờ là qua hệ thống định vị vệ tinh.

Nhưng độ chính xác cao nhất, tin tưởng nhất tức sai số bình phương trung bình của vị trí tàu nhỏ nhất vẫn là địa văn nếu như có điều kiện. Ban đêm, khi hành trình trên biển, mây mưa, sóng to gió lớn, khi vệ tinh không tác dụng thì ao ước của người đi biển là chỉ nhìn thấy ngọn đèn biển là có thể biết được tàu mình ở đâu cách đảo đá ngầm bao xa…Đây là thách thức rất nghiệt ngã mà một người từng là sỹ quan hoa tiêu chỉ huy hàng hải như tôi hoặc bất kỳ vị chỉ huy hoa tiêu hàng hải nào cảm nhận được.

Nhưng đó mới chỉ là tàu mặt nước, hành trình ngầm dưới biển còn thách thức nghiệt ngã còn gấp nhiều lần.

Đầu tiên phải kể đến sự liên lạc với chỉ huy trên bờ.

Antena của một trạm phát sóng VLF chỉ huy liên lạc với tàu ngầm
Antena của một trạm phát sóng VLF chỉ huy liên lạc với tàu ngầm

Công nghệ, vật chất để cho tàu ngầm và trên bờ liên lạc được với nhau là yếu tố mang tầm quốc gia, cực kỳ khó khăn và nhạy cảm. Phải xây dựng một trung tâm phát sóng tần số rất thấp hay VLF (là thuật ngữ dùng để chỉ tần số vô tuyến (RF) trong dải từ 3 đến 30 kHz và có bước sóng tương ứng từ 10 tới 100 km), trên đồ thị nó gần như một đường thẳng vì thế băng thông nó hẹp nên không tải được tín hiệu khác ngoài các chuỗi ký tự và tùy theo nồng độ nước biển, sóng này có thể xuyên sâu từ 10 đến 40 mét nước biển nên có thể liên lạc với tàu ngầm. Nhưng có được một trạm phát kiểu này không đơn giản.

Hoặc phải đặt nhiều bộ thu và phát âm thanh dưới đáy biển tại những tọa độ mà tàu ngầm của ta thường đi qua. Khi những tàu ngầm này đi qua gần khu vực đó, nó có thể liên lạc với bờ và với nhau được qua sóng âm.

Các tàu ngầm hiện đại ngày nay liên lạc với chỉ huy trên đất liền bởi một vệ tinh riêng bằng cách sử dụng các phao nổi trên mặt nước như là các thiết bị truyền âm trung gian giữa tàu ngầm và bộ chỉ huy. Những chiếc phao dài hơn 1 mét này này có thể được phòng ra từ tàu ngầm thông qua các máng trượt xả chất thải và giữ kết nối với tàu thông qua các sợi dây cáp truyền tín hiệu. Và sau khi hoàn thành công tác liên lạc thì tàu ngầm sẽ cắt dây để thả những chiếc phao đó tự chìm.

Cuối cùng là trang bị cho tàu ngầm hành trình ngầm dưới biển bảo đảm an toàn hàng hải.

Đi biển luôn luôn bằng kính tiềm vọng thì chẳng ai gọi là tàu ngầm. Hiện nay hải quân một số nước đã phát triển hệ thống định vị quán tính (SINS) cho phép tàu ngầm có thể định hướng ở dưới nước bằng cách theo dõi chuyển động tương đối của nó so với một vật chuẩn xuất phát. Tuy nhiên đó chỉ là số liệu tham khảo, tàu ngầm vẫn phải nổi sát mặt nước hoặc sử dụng các biện pháp liên lạc hiện đại để cập nhật vị trí tàu khi hành trình…mà không bị lộ bí mật. Vân vân và vân vân.

Vậy một tàu ngầm mà hành trình ngầm dưới biển mà thuyền trưởng không biết đi đâu, về đâu, không ai chỉ huy thì có dám đi biển hay không?

Là một kỹ sư cơ khí, sáng chế, ông Hòa hơn ai hết hiểu được cái gọi là tàu ngầm Trường Sa của mình sẽ dừng lại ở đâu và vì sao. Bởi vì, tự chế một chiếc trực thăng thì mơ ước có thể trở thành hiện thực, nghĩa là nó có thể bay lên không trung, bay xa hàng trăm km từ sự sáng tạo có tính độc lập (chưa đánh giá về chất lượng), nhưng với tàu ngầm, một phương tiện đặc biệt, đi ngầm dưới biển, khả năng của ông Hòa và xí nghiệp là không thể. Nó - “tàu ngầm Trường Sa” chỉ là đứa con sinh ra vừa điếc vừa mù.

Việc chế tạo “tàu ngầm Trường Sa” có thể là do đam mê hay là gì không rõ, nhưng “Tàu ngầm Trường Sa” của ông Hòa không bao giờ có thể đáp ứng được những yêu cầu mang tính đặc thù khắt khe của tàu ngầm khi hoạt động.

Một mình xí nghiệp của ông Hòa, “Tàu ngầm Trường Sa” không thể đi ngầm từ bờ ra biển khơi dù chỉ một hải lý mà muốn được như vậy cần phải có sự hỗ trợ cấp nhà nước, quân đội…Nhưng, vấn đề là nhà nước có “đầu tư” vào dự án đó hay không? Có đầu tư không khi dự án đó là tốn kém mà khi hoàn thành thì trở nên lạc hậu, không phục vụ được gì cho kinh tế và quốc phòng?

Tuy nhiên trong bức tranh đó, điểm sáng khiến người Việt vui mừng và hy vọng nhất là động cơ AIP. Công nghệ này cực kỳ phức tạp mà ngay Trung Quốc cũng chưa làm được (Làm được thì họ không phải nài nỉ Nga mua tàu ngầm Amur).

Động cơ công nghệ AIP nếu thực sự được hội đồng kỹ thuật cấp quốc gia giám định, nghiệm thu, có giá trị sử dụng thì đây là một “bảo vật quốc gia” và kỹ sư Hòa sẽ được cả nước tôn vinh.

Hoạt động nghiên cứu, sáng chế khoa học của kỹ sư Hòa là rất trân trọng dù thành công đang còn ở phía trước. Tuy vậy không vì thế mà tung hê, phủ nhận vai trò thành quả của của các cơ quan nghiên cứu khoa học quốc gia, những giáo sư, tiến sỹ đang ngày đêm nghiên cứu cải tiến những đề tài không công bố, phục vụ cho kinh tế quốc phòng.

Các bạn có biết Hệ thống thông tin quản lý vùng trời quốc gia VQ9801 là gì không? Hệ thống này có nhiệm vụ xử lý, cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo của lực lượng Phòng Không- Không quân nói riêng và Quân đội nói chung về mọi tình huống diễn ra trên không, nhằm đảm bảo cho việc ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả. Hệ thống do các đối tác nước ngoài cung cấp toàn bộ phần cứng, phần mềm và đào tạo nhân lực.

Trải qua hơn 10 năm khai thác, hệ thống đã hết thời hạn sử dụng và bộc lộ một số hạn chế khó khắc phục. Trước tình hình đó, tháng 4/2012, Bộ Quốc phòng đã chính thức giao cho Tập đoàn Viettel- trực tiếp là Viện Nghiên cứu Phát triển Viettel (Viện CNPT Viettel) nghiên cứu chế tạo hệ thống duy trì và sẵn sàng thay thế cho hệ thống VQ9801, làm tiền đề cho chiến lược xây dựng hệ thống quản lý vùng trời hiện đại thế hệ thứ 2- VQ2.

Việt Nam đã thành công, làm chủ hoàn toàn công nghệ khiến cho Ixrael tâm phục khẩu phục đến mức không dám đem bán sản phẩm của họ…

Còn rất nhiều, rất nhiều thành quả tiếp thu cải tiến công nghệ bí mật thành công không được công bố…đã chứng tỏ trí tuệ, bản lĩnh người Việt Nam mà trước hết là các nhà khoa học Việt Nam.

Có ai biết vệ tinh mini của Việt Nam được Nhật Bản phóng lên dùng để làm gì? Biết đâu trên công nghệ liên lạc hiện đại của tàu ngầm KILO, các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu thành công công nghệ phân bố khóa điện tử (QKD) tăng tốc độ liên lạc gấp 600 lần so với VLF. Khi đó, KILO Việt Nam có thể lặn sâu hơn 100 m và di chuyển với tốc độ cao mà vẫn bảo đảm liên lạc thông suốt, kể cả trao đổi các gói dữ liệu video theo thời gian thực?…

Kỹ sư Hòa cũng là một trong những nhà nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của Việt Nam hiện nay vậy.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Ngọc Thống

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại