Lời kể của người tìm mạch nước ngầm ở nơi an nghỉ của Đại tướng

Thành Chung |

(Soha.vn) -Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến là vùng đất rất yên tĩnh, môi trường trong lành, đặc biệt về cấu trúc không gian hội đủ các cung bậc của địa hình, thời tiết, khí hậu ôn hòa.

Ngay từ năm 2006, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chọn Quảng Bình – chính quê hương Đại tướng làm nơi an nghỉ cuối cùng và Vũng Chùa – Đảo Yến là địa danh được ông quan tâm nhất.

Và cũng từ đó đã hình thành khu nghỉ dưỡng Vũng Chùa – Đảo Yến. Tuy nhiên, sau những công việc đầu tiên thì nước ngọt là vấn đề mà các thành viên trong gia đình Đại tướng băn khoăn hơn cả. Vì nơi đây nước mặt như sông, suối, ao, hồ không có, chỉ trông vào nước ngầm.

Vậy, nước ngầm có hay không đã là bài toán khó, nếu có mà lại bị nhiễm mặn thì cũng coi như bằng không. Do đó, đây thực sự là vấn đề những người thực thi dự án phải đối mặt.

Bên phần mộ Đại tướng ở Vũng Chùa - Đảo Yến luôn có hai chiến sỹ biên phòng đứng canh gác nghiêm trang.

Bên phần mộ Đại tướng ở Vũng Chùa - Đảo Yến luôn có 2 chiến sỹ biên phòng canh gác nghiêm trang.

Trao đổi với chúng tôi, TS Vũ Văn Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe kể: “Vào ngày 7/5/2006, đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tìm đến trụ sở công ty, lúc đó ở đường Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai, Hà Nội và bày tỏ mong muốn nhờ tìm giúp nguồn nước ngầm ngọt và nước khoáng ở Núi Thọ - Vũng Chùa thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, trên diện tích khoảng 54ha (dài 1km, rộng gần 0,5km) với lượng nước phân đều ở 3 nơi trên chiều dài 1km của khu dự án…”

Ngày 24/05/2006, 2 bên bàn thảo và hoạch định lịch cho công tác khảo sát thực địa. Chỉ sau đó ít ngày, TS Bằng cùng đại diện gia đình Đại tướng lên đường vào Quảng Binh. Đoàn xuất phát từ Hà Nội lúc sáng sớm và tối mịt thì đến xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch và ngủ tại Khách sạn Sông Loan - Roòn một đêm.

Sáng sớm hôm sau, cả đoàn đi ngược về phía cảng Hòn La ra địa điểm khảo sát. Công việc đầu tiên là TS Bằng vạch lộ trình khảo sát. Lộ trình thứ nhất xuất phát từ Mũi Rồng đi dọc chân Núi Mũi, lộ trình thứ 2 quay lại dọc theo bãi cát sát biển. Trên tay TS. Bằng là chiếc máy thăm dò nhìn khá đơn giản do chính ông chế tạo ra và đi bên cạnh là người đồng nghiệp - KS Nguyễn Trọng Hoan cùng các thành viên trong gia đình Đại tướng.

TS Vũ Văn Bằng và cố GS Võ Hồng Anh (con gái lớn của Đại tướng) trong thời gian tìm kiếm nguồn nước ngầm cho nơi Đại tướng an nghỉ. (Ảnh: TS Bằng cung cấp).
TS Vũ Văn Bằng và cố GS Võ Hồng Anh (con gái lớn của Đại tướng) trong thời gian tìm kiếm nguồn nước ngầm cho nơi Đại tướng an nghỉ. (Ảnh: TS Bằng cung cấp).

"Đến khoảng 9 giờ sáng, xuất hiện tín hiệu có nước ngầm đầu tiên. Bộ phận cảm biến của máy nhận được tín hiệu có dấu hiệu của nước ngầm nằm ở vị trí sau nhà sàn (ngôi nhà duy nhất lúc đó). Và không gian trường của tín hiệu trải dài khoảng gần 100 m.

Dựa trên công thức tự xây dựng, chúng tôi xác định mạch nước ngầm nằm ở độ sâu từ 45 đến 50m, vị trí điểm khoan dự kiến là điểm giữa chiều rộng vùng bức xạ. Sau khi nối cảm biến với bộ phận điện tử của máy đo, lưu lượng nước được dự kiến có thể đạt 1,5 m3/h.

Mạch thứ hai được tìm thấy gần một lạch suối nhỏ, cách mạch thứ nhất chừng nửa cây số. Mạch này nằm ở độ sâu khoảng 50-55m, lưu lượng khá hơn mạch đầu tiên, có thể đạt 2 m3/h.

Đoàn tiếp tục tìm kiếm và phát hiện mạch thứ ba. Mạch này ở độ sâu 60 -70 m, lưu lượng lớn hơn hai mạch đầu tiên, khoảng 2,5 m3/h.

Tổng thời gian khảo sát kéo dài 1,5 ngày. Cả ngày đầu tiên đo tổng quát phát hiện những vị trí có dấu hiệu nước ngầm. Nửa ngày thứ hai, đo chi tiết tái kiểm tra", TS. Bằng nhớ lại.

Công tác khoan thăm dò và khai thác được tiến hành vào giữa hè do Công ty TNHH Xây dựng và Khai thác nước ngầm Đồng Hới đảm nhiệm. Vì tiến hành vào mùa khô nên nước phục vụ cho máy khoan không có, TS. Bằng hướng dẫn cho đội khoan, khoan 1 giếng ở cồn cát gần đó để dẫn nước về.

"Sau hơn 3 tháng khoan, tại vị trí dự báo đầu tiên, lỗ khoan thứ nhất xuống độ sâu 45m có nước nhưng không nhiều. Tại vị trí thứ hai, lỗ khoan kéo dài 15 ngày bị kẹt do dụng cụ khoan rơi xuống giếng. Phải làm lỗ khoan khác cách lỗ khoan kẹt nửa mét.

Lỗ khoan này kết thúc sau 20 ngày và các thông số về độ sâu và lưu lượng nước đều khớp với dự đoán. Vị chi, tổng lưu lượng nước ở hai vị trí khoan đầu tiên đạt gần 3m3/h, tương đương 60-70 m3/ngày đêm. Vị trí thứ ba được để lại và sẽ được khoan sau cùng với sự phát triển của khu nghỉ dưỡng...", TS. Bằng cho hay.

Sau khi công việc tìm nước ngầm kết thúc, theo yêu cầu của gia đình Đại tướng, TS. Bằng chuyển sang kiểm tra môi trường đất chung cho khu vực Vũng Chùa và cả Đảo Yến.

Ngoài ra, phần nền đất ở dưới, nhất là khu trung tâm cũng đã được kiểm tra làm sạch bằng phương pháp địa bức xạ...

TS Bằng (kính đen) trực tiếp giám sát quá trình khoan nước ngầm tại khu vực Vũng Chùa vào năm 2006.
TS Bằng (kính đen) trực tiếp giám sát quá trình khoan nước ngầm tại khu vực Vũng Chùa vào năm 2006.

"Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến là vùng đất rất yên tĩnh, môi trường trong lành, đặc biệt về cấu trúc không gian hội đủ các cung bậc của địa hình, thời tiết, khí hậu ôn hòa, Đông về ấm áp do được Mũi Rồng chặn đứng gió mùa Đông Bắc.

Mùa hè gió Nam thổi vào được dãy núi Mũi hình cánh cung đón lấy tụ lại rồi tỏa ra lan truyền dọc bờ biển làm mát cho dải đất Vũng Chùa. Đứng nhìn ra biển chếch về tay trái hướng Đông Đông-Bắc là Đảo Yến, không xa cũng như không gần quá – hòn đảo chim yến làm tổ, quả không sai “đất lành chim đậu” khắc nên bức tranh sơn thủy tuyệt mỹ.

Hơn thế, Vũng Chùa lại nằm trong cánh cung núi Mũi nhìn về Nam như cánh tay người mẹ dang ra phía trước mở rộng tầm nhìn và như đón cả đất Quảng Bình vào lòng mình”, TS Bằng nhận xét.

Khi biết được thông tin nơi Đại tướng an nghĩ vĩnh hằng ở khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, TS. Bằng đã rất xúc động và như có điều gì đó làm TS. Bằng chững lại giây phút.

"Việc kiểm tra cũng như làm sạch vùng đất lúc đó đã được chúng tôi làm kỹ càng. Nhưng nếu như ngay từ ngày đó biết được Vũng Chùa – Đảo Yến là nơi Đại tướng chọn làm nơi an nghỉ vĩnh hằng của mình thì tôi sẽ dùng phương pháp địa bức xạ khảo sát kỹ càng và toàn diện hơn nữa về điều kiện tự nhiên của vùng đất này để có thể góp phần nâng trường khí tốt hơn vốn có của nó”. TS. Bằng bày tỏ sự luyến tiếc.

-------
VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Lời tòa soạn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về nơi an nghỉ nghìn thu tại Vũng Chùa - Đảo Yến, quê hương Quảng Bình, nhưng lòng dân thì mãi luôn hướng về ông. Bạn đọc có thể bấm vào các nội dung dưới đây cho phù hợp với nhu cầu thông tin của mình:

1) Nơi AN NGHỈ của Đại tướng tại Quảng Bình: Ảnh, thông tin mới nhất về mộ Đại tướngVì sao Đại tướng chọn Vũng Chùa; Hình ảnh Vũng Chùa; Chỉ dẫn đường vào Vũng Chùa; Nhà ngoại cảm ngưỡng mộ nơi yên nghỉ của Đại tướng

2) 30 Hoàng DiệuNhà cụ đơn sơ quá!Cây bằng lăng phố Hoàng Diệu bỗng chuyển màu lá úaHoa và nến lúc 0h trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp

3) Các video: Lễ Truy điệu, Đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay, Lễ An táng Đại tướng

4) Những BÀI BÁO ĐẶC BIỆT chỉ có ở Soha.vn

5) Đặt tên đường mang tên Võ Nguyên Giáp như thế nào?

6) Chính trị gia, chuyên gia trên thế giới nghiêng mình trước Đại tướng

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại