Tướng 87 tuổi nói về "thủ đoạn bẩn thỉu, xấu xa" của một số người trẻ

Tuấn Nam |

(Soha.vn) - “Bây giờ cuộc sống có nhiều thuận lợi hơn, rất có thể có một số ít thanh niên đặt vấn đề hưởng thụ lên trên cống hiến. Nhưng các thanh niên hãy nhớ lấy: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay””.

Là người trải qua hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc, trải qua những giai đoạn ác liệt trên chiến trường, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã có những chia sẻ rất sâu sắc xung quanh thông tin một số thanh niên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự…

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng (Ảnh: Tuấn Nam)
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng (Ảnh: Tuấn Nam)

PV: Ông đánh giá như thế nào về các cách thức được đưa lên các diễn đàn nhằm “dạy nhau” cách trốn tránh thức hiện nghĩa vụ quân sự?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hồi còn trong quân ngũ, năm nào tôi cũng đi tuyển quân. Thủ đoạn thì không thiếu gì nhưng một người sống trong một nền độc lập đã gần 70 năm rồi mà có suy nghĩ về những thủ đoạn như thế này thì thật là hèn. Đó là những thủ đoạn bẩn thỉu, xấu xa. Con người mà đã không có ý chí, tìm mọi phương sách để thực hiện được mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự thì thật đáng lên án.

Thời trước, ở ngoài mặt trận, để tìm cách lẩn trốn, người ta đã giả vờ đau bụng, bôi thuốc cho đỏ mắt… Thủ đoạn thì không thiếu nhưng bất kỳ thủ đoạn nào cũng không qua được con mắt của chỉ huy, của xã hội.

Tôi nghĩ rằng một con người lừa được xã hội, lừa được tổ chức, lừa được mọi người nhưng không lừa được mình. Và dù tìm cách nói để trốn tránh nhưng bên trong, họ sẽ phải đối diện với toà án lương tâm của mình. Người vượt lên trên được thì sẽ chiến thắng, người nào không vượt được lên, tìm cách để lừa dối mình thì đó là con người hư hỏng.

Cuộc sống bộ đội là cuộc sống thử thách, gian khổ, cường độ lao động lớn, trong bộ đội không có giờ hành chính, có vấn đề là ra trận. Thời chiến tranh, trong một chiến dịch, có khi cả tháng không có một giờ nghỉ. Sinh hoạt trong quân đội là sinh hoạt được thử thách cao nhất. Chính vì được thử thách cao nhất nên thanh niên mới mau trưởng thành. Đã là một người lính thì phải là một người lính chiến. Thanh niên mà không vượt khó được thì sẽ không làm được cái gì.

PV: Ông tin rằng, nếu không may đất nước có hoạ xâm lăng thì thế hệ thanh niên ngày nay cũng sẽ làm được những điều mà thế hệ cha anh trước đây đã làm được?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Phê phán những thanh niên tìm cách trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là vậy nhưng tôi tin chắc rằng nếu không may đất nước có hoạ xâm lăng thì thế hệ thanh niên ngày cũng sẽ khát khao ra trận, tìm mọi cách để được ra trận như cho đá vào túi quần, kiễng chân cho đủ chiều cao và viết thư bằng máu để thể hiện quyết tâm ra trận bảo vệ tổ quốc. Họ sẽ làm được những điều mà thế hệ cha anh đã làm được.

Khi đất nước lâm nguy, không thanh niên nào là không cầm súng ra chiến trường. Bác Hồ đã nói: “Giặc nhà, đàn bà cũng đánh”, giặc đến nhà trẻ con cũng đánh. Ngày trước, có câu chuyện rằng khi quân Pháp xâm lược vào một ngôi nhà, trẻ con của nhà đó đã cầm lựu đạn ném vào quân Pháp khiến cho mấy tên xâm lược đó chết luôn. Bản thân tôi, năm nay đã 87 tuổi nhưng luôn sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Về sức khoẻ có thể không ra trận được nhưng có nhiều cách để cống hiến để giành chiến thắng.

Từ đó nói rằng, dòng máu Lạc Hồng của Việt Nam nếu được giữ gìn, hun đúc, bồi dưỡng thì mãi mãi trường tổn. Dân tộc ta trường tồn được là nhờ vào văn hoá.

PV: Có hiện tượng thanh niên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự, dạy nhau cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự trên các diễn đàn, lỗi này thuộc về ai, thưa Trung tướng?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Khuyết điểm trước nhất là thuộc về cá thể đó. Về Tổ chức, gia đình, khu dân cư, cộng đồng phải có trách nhiệm. Trong đó Đoàn Thanh niên Cộng sản cũng phải có trách nhiệm vì Đảng Tổ chức Đoàn Thanh niên là để giáo dục thanh niên về tinh thần yêu Tổ quốc.

Để giáo dục thanh niên sâu sắc hơn, bây giờ Đoàn Thanh niên nên động viên thanh niên bằng các phong trào như phong trào 3 sẵn sàng như ngày xưa. Đó là sẵn sàng làm giàu cho Tổ quốc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc có nghĩa là trong thời bình, nhiệm vụ tối thiểu là đi thực hiện nghĩa vụ quân sự; tự nguyện lên đường, rèn luyện bản lĩnh để rồi sau khi trở về có một kiến thức về quân sự, kiến thức về cuộc sống cộng đồng góp sức xây dựng đất nước. Khi đất nước hữu sự thì tiếp tục ra mặt trận bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

Cho nên những vấn đề chưa làm được thì Đoàn phải tiếp tục hoàn thiện. Phải đi vào phong trào, đi vào cuộc sống để giáo dục chứ không phải là chỉ ngồi trên hội trường hội họp thì chưa đủ. Tôi tin rằng nếu công tác giáo dục của Đoàn mà làm tốt thì tất cả những hiện tượng tìm cách trốn tránh nghĩa vụ sẽ chỉ là cá biệt và đó là một sự rất không bình thường trong một xã hội bình thường.

PV: Là người trải qua hai cuộc chiến, trải qua những giai đoạn gian khổ nhất của chiến tranh, ông muốn nói gì với thế hệ thanh niên ngày nay?

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Bây giờ cuộc sống có nhiều thuận lợi hơn, rất có thể có một số ít thanh niên đặt vấn đề hưởng thụ lên trên cống hiến. Nhưng các thanh niên hãy nhớ: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Tôi đã qua tuổi thanh niên 60 năm nay nhưng khi nghe câu nói đó vẫn có một cảm xúc trào dâng. Nếu thanh niên nào cũng không đòi hỏi Tổ quốc đã làm gì cho mình mà chỉ nghĩ đến cống hiến cho Tổ quốc thì đó thực sự là con cháu Lạc Hồng. Còn ai đó không làm được thì đó chỉ là sự “rơi vãi” của xã hội.

Và tôi cũng nghĩ rằng nếu số cá biệt đó được giáo dục thì người ta sẽ nhận thức vấn đề. Ngày trước, có chiến sỹ ban đầu rất hoảng sợ tiếng súng nhưng được động viên và tiếp tục chiến đấu, sau này đã trở thành người dũng cảm được phong đến cấp tướng. Quyền bảo vệ Tổ quốc là quyền thiêng liêng, cao quý nhất vì không có Tổ quốc thì không có gì cả.

Trân trọng cảm ơn Trung tướng đã chia sẻ!

LTS: Mời Quý độc giả gửi nhận xét, bình luận, ý kiến vào hộp thư: tkts@soha.vn hoặc comment vào ô "Viết bình luận" ở cuối bài. Những ý kiến hay sẽ được chúng tôi đăng tải. Trân trọng!

Lời nhắn của tướng Thước tới thanh niên: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta…” Bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

(Soha.vn) - Hàng trăm tư liệu, bản đồ, hiện vật quý giá được trưng bài tại triển lãm đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều rõ ràng, không thể chối cãi.

Lời nhắn của tướng Thước tới thanh niên: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta…” Công văn "lạ lùng nhất Việt Nam": "Nếu là tôi, tôi sẵn sàng đăng đàn cáo lỗi"

(Soha.vn) - Trước đoạn “lưu ý” trong công văn của ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội, về việc “Hoãn điều chuyển phương tiện nhằm giảm tải bến xe Mỹ Đình”, luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng đây là lưu ý “không giống ai”.

Lời nhắn của tướng Thước tới thanh niên: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta…” Thứ trưởng Bộ CA: Công văn đã lợi dụng quê hương các đồng chí lãnh đạo

(Soha.vn) - Theo Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, đây là việc lợi dụng thông tin về quê hương của các đồng chí lãnh đạo, lợi dụng sự ảnh hưởng từ các đồng chí lãnh đạo đó để đạt mục đích khác.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại