Thiếu tiền, Mỹ tính thay tàu sân bay bằng tên lửa hành trình

Bảo An |

(Soha.vn) - Nhằm đối phó với vấn đề tài chính ngày càng eo hẹp, Hải quân Mỹ dự định sẽ thay thế dần tàu sân bay bằng tên lửa hành trình.

Hạm đội hiện tại của Hải quân Mỹ vẫn gồm những chiến hạm từ thời Chiến tranh Lạnh và đang xuông cấp nhanh chóng. Việc thay thế chiến hạm mới đang vượt qua khả năng tài chính của Hải quân Mỹ, ít nhất là trong thời điểm hiện tại và 10 năm tới.

Để tìm cách vượt qua cuộc khủng khoảng tài chính không thể tránh được, một số quan chức Hải quân Mỹ cho rằng Hải quân nên phụ thuộc ít hơn vào tàu sân bay bởi vì họ không đủ khả năng thay thế 10 tàu sân bay đang hoạt động hiện nay.

Giải pháp khả thi nhất đối với Hải quân Mỹ tại thời điểm hiện tại là giảm số lượng tàu sân bay và tăng tàu hộ tống, cũng như tăng cường sử dụng tên lửa hành trình phóng từ tàu hộ tống và tàu ngầm thay vì sử dụng chiến đấu cơ trên tàu sân bay để thực hiện các sứ mệnh ném bom.

Thiết kế tàu sân bay lớp Ford (CVN-21) của Mỹ.
Thiết kế tàu sân bay lớp Ford (CVN-21) của Mỹ.

Một nghiên cứu về các tình huống chiến đấu của quân đội Mỹ với sự tham gia của tàu sân bay trong vài thập kỷ qua cho thấy rằng các chiến dịch tấn công chớp nhoáng có thể thực hiện bằng tên lửa hành trình phóng từ tàu hộ tống và tàu ngầm, bởi các tên lửa hành trình hiện nay có khả năng liên lạc hai chiều và có thể tìm kiếm cũng như tấn công mục tiêu.

Các tên lửa hành trình có tầm hoạt động rộng hơn (2.500 km) so với các tàu sân bay và máy bay do thám không người lái tầm xa như Global Hawk. Để đáp ứng những sứ mệnh chiến đấu trong thời gian dài, 4 hoặc 5 tàu sân bay có thể được duy trì hoạt động.

Quá trình chuyển từ tàu sân bay sang tàu chiến có thể mang tên lửa trên thực tế đang được thực hiện trong Hải quân Mỹ. Cách đây 4 năm, Hải quân quân Mỹ đã quyết định chỉ đóng mới 3 tàu khu trục lớp DDG-1000 và vào đó đã khởi động lại dự án đóng tàu khu trục  lớp DDG-51 Arleigh Burke để tiết kiệm chi phí.

Tàu khu trục DDG-1000 có chi phí hơn 4 tỷ USD/chiếc nếu sản xuất với số lượng lớn, trong khi giá của một chiếc Arleigh Burke chỉ là 1,9 tỷ USD. Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng mua 62 tàu khu trục Arleigh Burke vào năm 2002 và hiện tại đang đặt mua thêm 13 chiếc nữa. Tuy nhiên, DDG-1000 vẫn được đánh giá có ưu điểm vượt trội so với DDG-51.

Trong khi đó, Mỹ cũng đang đóng mới chiếc tàu sân bay lớp Ford (CVN-21) đầu tiên với giá ít nhất 14 tỷ USD. Các tàu sân bay lớp Nimitz hiện tại của Hải quân Mỹ có giá khoảng 4,5 tỷ USD/chiếc. Cả hai loại tàu sân bay này đều cần một phi đội bay gồm từ 48-50 chiến đấu cơ cùng với máy bay cảnh báo sớm và trực thăng chống ngầm với tổng chi phí vào khoảng 3,5 tỷ USD.

Nếu chuyển sang sử dụng chủ tên lửa hành trình trong các sứ mệnh chiến đấu, Hải quân Mỹ sẽ không phải đầu tư nhiều. Bởi vì lực lượng này hiện đang sở hữu khoang 3.500 tên lửa hành trình và phần lớn trong số này có thể được triển khai trên tàu hộ tống và tàu ngầm. Để bổ sung thêm kho tên lửa hành trình, Hải quân Mỹ chỉ cần đầu tư thêm vài tỷ USD vì giá của mõi tên lửa loại này là 1,5 triệu USD.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại