Trung Quốc sở hữu 2.000 "ông vua" chiến trường Type 96/99

Tạp chí Quốc phòng châu Á Defence Review Asian có trụ sở ở Singapore báo cáo rằng, hiện nay Trung Quốc có khoảng 1.500 xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96 và 500 xe tăng Type 99 đang phục vụ trong các đơn vị quân đội.

Với số lượng lớn các xe tăng chiến đấu hạng nặng như vậy, cho thấy các quốc gia châu Á rất coi trọng các xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng, và khác biệt hoàn toàn so với các quốc gia phương Tây, những người đi theo quan điểm ủng hộ các xe tăng chiến đấu và phương tiện bọc thép cơ động hạng nhẹ hơn là các xe tăng hạng nặng.

Theo một bài báo gần đây trên tạp chí Quốc phòng châu Á của tac giả Gordon Arthur, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan được dự đoán sẽ chiếm khoảng 60,38% tổng số lượng các xe tăng được sản xuất trên toàn thế giới vào năm 2017. Song song ở thời điểm đó, các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sẽ đầu tư đáng kể các nguồn lực của mình để phát triển các xe tăng nội địa mới.

Xe tăng Type 96 đóng vai trò nòng cốt trong lực lượng tăng-thiết giáp Trung Quốc hiện nay.

Đối với hai cường cuốc hạt nhân nằm trên tiểu lục địa Ấn Độ, các xe bọc thép thông thường có thể trở thành những loại vũ khí rất đáng tin cậy trong bất kỳ cuộc xung đột lãnh thổ tiềm năng nào. Trong khi Ấn Độ chủ yếu mua xe tăng chiến đấu từ Nga, Pakistan lại nhận được sự hỗ trợ từ Trung Quốc.

Theo ước tính, mỗi năm, có khoảng 20 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Al-Khalid đang được 50 kỹ sư và công nhân Trung Quốc sản xuất ở nhà máy công nghiệp nặng Taxila ở Pakistan.

Al-Khalid là một phiên bản xuất khẩu của xe tăng MBT-2000 do Tổng Công ty Công nghiệp miền Bắc Trung Quốc phát triển và được Pakistan mua lại giấy phép sản xuất. Loại xe tăng này bắt đầu được đưa vào phục vụ trong Quân đội Pakistan trong năm 2001 và một phiên bản cải tiến của xe tăng Al-Khalid được thay đổi gần như hoàn toàn, bao gồm một động cơ diesel mạnh mẽ hơn, khoang chứa đạn tốt hơn và hệ thống điều khiển hỏa lực tăng cường, nạp đạn tự động nhanh hơn, có hệ thoogns gây nhiễu quang điện tử Varta, cải thiện khả năng chỉ huy và điều khiển cũng như một hệ thống quan sát ảnh nhiệt Sagem.

Trong  khi đó, xe tăng Type 99, hay còn được gọi là ZTZ 99, được coi là xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Quân đội Trung Quốc. Type 96 là loại xe tăng già hơn và do đó không hiện đại bằng Type 99. Tuy nhiên, nó lại phục vụ như “xương sống” trong các sư đoàn tăng – thiết giáp Trung Quốc.

Type 99 là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Trung Quốc.

Cả Type 96 và Type 99 đều được thiết kế bởi Tổng Công ty Công nghiệp miền Bắc Trung Quốc, với số lượng phục vụ hiện nay là 500 xe tăng Type 99 và 1.500 xe tăng Type 96.

Các báo cáo gần đây cũng cho thấy. Trung Quốc đã nâng cấp xe tăng MBT-2000 lên phiên bản MBT-3000 hiện đại hơn để dành cho xuất khẩu.

Với Đài Loan, tác giả Arthur cũng đề cập rằng, mặc dù chỉ là một hòn đảo với nhiều đồi núi, nhưng Đài Loan vẫn sử dụng một lược lượng xe tăng khá lớn, với khoảng 450 xe tăng nội địa CM11 Brave Tiger và 450 xe tăng M60A3 khác được nhập khẩu từ Mỹ trong giai đoạn năm 1996 – 1997.

Tuy nhiên, Đài Loan không thể mua các xe tăng tầm trung để thay thế cho những xe tăng lỗi thời M41 và M48 của họ. Chính lý do này đã buộc Đài Bắc phải đưa loại xe chiến đấu chở quân Cloud Leopard của họ vào phục vụ.

Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới, luôn sẵn sàng cung cấp các xe tăng chiến đấu mới cho Đài Loan. Hòn đảo này đang cân nhắc khả năng mua lại các xe tăng M1A1 Abrams đã qua sử dụng của Mỹ để trở thành loại xe tăng chiến đấu chủ lực trong tương lai của họ, bất chấp hệ thống giao thông trên hòn đảo này có mật độ cầu lớn. Trong năm 2011, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã ra yêu cầu mua bổ sung thêm 200 xe tăng chiến đấu chủ lực mới.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại