Tiến độ 'rùa' ở công trường cầu Nhật Tân

Theo VNE |

Sau 4 năm khởi công, dự án cầu dây văng dài nhất Việt Nam bắc qua sông Hồng (Hà Nội) vẫn ì ạch.

Công trình đường dẫn và cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng có đầu phía bắc thuộc xã Vĩnh Ngọc (Đông Anh) phía nam thuộc phường Phú Thượng (Tây Hồ). Đây là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng, kết cấu nhịp cầu chính theo dạng dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.

Cầu Nhật Tân hoàn thành sẽ kết nối Hà Nội với các tỉnh phía bắc, rút ngắn tuyến đường từ trung tâm đến sân bay quốc tế Nội Bài. Dự án có tổng mức đầu tư 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việtm Nam cho phần xây dựng cầu và đường. Nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng và nhà tái định cư từ ngân sách Hà Nội.

Có tầm quan trọng đặc biệt nhưng công trình cầu Nhật Tân đang bị chậm tiến độ 2 năm, do Hà Nội chậm bàn giao mặt bằng. Nguyên nhân được cho là thiếu nhà tái định cư, chậm lên phương án đền bù, dân không đồng thuận...

Đường dẫn phía Bắc được khởi công sớm nhất vào tháng 3/2009, nhưng hiện nhà thầu mới thi công được 60% khối lượng đường dẫn và các cầu vượt nút giao Vĩnh Ngọc, cầu Sông Thiếp.

Đầu cầu hướng xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, một số công nhân đẩy xà lan không hàng ra sông.

Trên bờ, vật liệu xây dựng chất đống.

Sáng 24/1, đoạn thi công đường dẫn lên cầu hướng quận Tây Hồ vẫn ngổn ngang. Khởi công tháng 9/2011 và được yêu cầu hoàn thành tháng 5/2014, sau gần 10 lần bàn giao mặt bằng, cuối năm 2012, gói thầu này vẫn vướng khoảng 2,3 ha đất của 280 hộ dân ở nút giao Phú Thượng.

Công trường ở phường Nhật Tân bị chia cắt bởi một con ngõ mới hình thành.

Chân công trình vắng vẻ công nhân, chỉ có một vài nhân viên bảo vệ chạy ra khi thấy người lạ.

Dưới bờ sông, hai người đàn ông mặc đồng phục đang ngồi câu cá. Theo lời
nhân viên bảo vệ, họ là những công nhân thi công tại đây.

Với lý do phải thi công đường dẫn cầu Nhật Tân cầm chừng suốt 1,5 năm do mặt bằng chậm giải phóng, vừa qua nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) đã đề nghị được bồi thường 200 tỷ đồng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại