Phỏng vấn: "Lãnh đạo đang đấu đá nội bộ, bạn sẽ theo phe nào?" - Nam ứng viên có màn phản bác xuất sắc được nhà tuyển dụng mời đi làm ngay

HÀ MÃ |

Thể hiện thái độ cứng rắn, quyết liệt cũng là một cách để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Hiện nay, thị trường việc làm đang ngày càng rộng mở và đi theo hướng sáng tạo. Song, theo đó cũng yêu cầu ở các ứng viên rất nhiều kỹ năng chứ không chỉ những kiến thức đóng khung trong sách vở. Bởi vậy, bên cạnh việc học tập hằng ngày, các ứng viên cũng nên rèn luyện các kỹ năng và sự quyết đoán, tự tin của mình trong công việc.

Anh An vừa kết thúc kỳ thực tập của mình trong dự án tốt nghiệp, song anh không thấy mình phù hợp với công việc ở đó nên đã quyết định xin nghỉ để tìm một công việc khác tốt hơn. Trong quá trình thực tập, anh An nhận ra những kiến thức mình học trên trường là chưa đủ để phát huy hiệu quả nên anh luôn cố vận dụng, sáng tạo từ kiến thức ra thực tế. Vì vậy, tuy mới tốt nghiệp nhưng anh cũng đã có kha khá kinh nghiệm làm việc.

Phỏng vấn: Lãnh đạo đang đấu đá nội bộ, bạn sẽ theo phe nào? - Nam ứng viên có màn phản bác xuất sắc được nhà tuyển dụng mời đi làm ngay - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Không lâu sau khi CV được gửi đi, anh An được bộ phận nhân sự của một công ty gọi điện mời phỏng vấn. Để nắm bắt cơ hội này, anh đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để thi tuyển và phỏng vấn. Ngay từ sớm, anh đã đến để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

Ở phần đầu tiên, anh cùng tất cả các ứng viên được làm bài test năng lực trên máy tính. Sau khi nhận điểm, nếu đạt mức yêu cầu sẽ phỏng vấn ngay. Với kiến thức chuyên môn đủ tốt của mình, anh An chắc chắn được vào vòng sau. Lúc này, bộ phận lễ tân mời anh sang phòng họp để phỏng vấn, vào cùng anh có 2 ứng viên nam khác.

Vì đã có kết quả của bài test năng lực nên hầu như nhà tuyển dụng không hỏi thêm về các kiến thức chuyên môn và chuyển sang hỏi về bản thân ứng viên để nhận định mức độ phù hợp của họ. Các câu trả lời cứ nhàng nhàng, không có gì đột phá. Lúc này, một người trong ban tuyển dụng bắt đầu đặt một câu hỏi tình huống.

"Nếu lãnh đạo đang đấu đá nhau, bạn sẽ chọn theo phe ai?"

Trước câu hỏi có phần đột ngột này, cả 3 ứng viên đều ngơ ngác nhưng vì không yêu cầu kiến thức nên chỉ cần mỗi người đưa ra ý kiến của mình. Lúc này, người đầu tiên tự tin và trả lời một cách đầy nhiệt huyết: "Tôi nghĩ điều cần có ở một nhân viên là sự trung thành, nên tôi sẽ theo ai trả lương cho tôi, hướng dẫn tôi làm việc. Và tôi nghĩ điều đó cũng phù hợp với lương tâm bản thân".

Phỏng vấn: Lãnh đạo đang đấu đá nội bộ, bạn sẽ theo phe nào? - Nam ứng viên có màn phản bác xuất sắc được nhà tuyển dụng mời đi làm ngay - Ảnh 3.

Câu trả lời không quá tệ, nhà tuyển dụng chỉ cười nhẹ rồi chuyển sang người tiếp theo. Người này cũng là một người mới ra trường, có vẻ chưa có nhiều kinh nghiệm và vô cùng thẳng thắn: "Tôi chưa gặp làm sao biết sẽ theo phe ai? Tôi không muốn lựa chọn khi chưa biết rõ về đối phương, tôi xin hết". Nhà tuyển dụng chỉ biết cười trừ rồi mời anh An trả lời.

Anh An là người trả lời cuối cùng và thấy cả hai người vừa rồi nói cũng có phần đúng nhưng anh vẫn lựa chọn cách trả lời riêng của mình: "Tôi sẽ sử dụng quyền không chọn lựa của mình. Tôi biết là ở các công ty không tránh được chuyện tranh giành lợi ích nhưng tôi chỉ đi làm vì cần công việc, nếu chuyện gì ảnh hưởng đến lợi ích của tôi thì tôi sẽ không làm. Tôi thấy nếu đã có năng lực thì không cần thiết phải tranh đấu". Nhà tuyển dụng vô cùng thích thú trước câu trả lời của anh An nên đã ngỏ ý mời anh đến thử việc ngay sau đó.

Có thể thấy câu hỏi của nhà tuyển dụng mang yếu tố tâm lý rất cao, hầu hết ứng viên sẽ bối rối hoặc nói những gì họ cho là có lý. Tuy nhiên, từ những câu hỏi như vậy, nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên bật được cái tôi, sự quyết đoán và thẳng thắn của mình trong công việc. Đây là thái độ cần thiết cho một ứng viên tiềm năng trong tương lai.

Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại