Nhà tuyển dụng yêu cầu bán chiếc máy tính cũ với giá gần 20 triệu, nam ứng viên ôm máy chạy mất ai ngờ được tuyển thẳng

HÀ MÃ |

Những câu hỏi tình huống có thể giúp nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên có khả năng tư duy, sáng tạo và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Đối với bất kỳ ai kể cả sinh viên hay người đã đi làm ổn định, thì tìm được một công việc phù hợp vẫn là tốt nhất. Trong công việc, vừa có thể vận dụng kiến thức mình đã dày công ôn luyện, vừa có môi trường làm việc để phát triển, thăng tiến. Tuy nhiên, thị trường việc làm ngày càng bão hoà và cạnh tranh khi rất nhiều người không chỉ nắm chắc kiến thức, trau dồi kinh nghiệm mà còn có các chứng chỉ khác phục vụ cho công việc. Vì vậy, nhà tuyển dụng cũng gắt gao hơn để tìm người phù hợp nhất.

Lý Hùng là một cử nhân đại học, có kinh nghiệm làm 1 năm ở công ty nhỏ, luôn mong muốn mình tìm được một công việc khác tốt hơn để phát triển bản thân. Tuy nhiên, anh cũng vô cùng lo lắng vì mình phải cạnh tranh với cả những sinh viên tài năng mới ra trường và cả những người dày dặn kinh nghiệm.

Vì thế, trong quá trình nộp hồ sơ đợi kết quả, anh nghỉ công việc hiện tại để luyện cho mình nhiều kỹ năng trước khi phỏng vấn. Anh vô cùng căng thẳng và mỗi ngày đều dành hàng giờ ngồi trước máy tính để chuốt bản sơ yếu lý lịch và xem rất nhiều câu hỏi phỏng vấn giả định.

Nhà tuyển dụng yêu cầu bán chiếc máy tính cũ với giá gần 20 triệu, nam ứng viên ôm máy chạy mất ai ngờ được tuyển thẳng - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Internet)

Không lâu sau, Lý Hùng chợt nhận được cuộc gọi từ một người lạ, sau đó anh vỡ oà sung sướng vì cuối cùng cũng qua được vòng hồ sơ của một công ty anh yêu thích để đến với vòng phỏng vấn. Vì thế, anh vô cùng trân trọng cơ hội này mà quay về phòng chuẩn bị tất cả mọi thứ từ vẻ bề ngoài cho đến sự tự tin bên trong.

Dù đã chuẩn bị cả tháng trời cho buổi phỏng vấn này nhưng anh Lý vẫn rất lo lắng vì cùng tranh suất vào công ty với anh là rất nhiều ứng cử viên mạnh. Có 3 vòng phỏng vấn và sẽ loại theo từng vòng để cuối cùng chọn ra một người xuất sắc nhất. Sau 2 vòng thi đầu tiên, đã có kha khá người bị loại, nhưng may mắn là anh Lý vẫn trụ lại được đến vòng cuối cùng.

Còn lại 3 người, ở vòng này sẽ từng ứng viên vào một và anh Lý vào cuối cùng. Ở vòng cuối cùng, đích thân Giám đốc Kinh doanh sẽ là người phỏng vấn và đặt ra câu hỏi cho ứng viên. Sau khi hai người trước bước ra đều tỏ vẻ rất tự tin, bản thân anh Lý rất lo sợ vì vị trí chỉ có một, nếu họ đã làm tốt thì anh sẽ mất cơ hội.

Nhà tuyển dụng yêu cầu bán chiếc máy tính cũ với giá gần 20 triệu, nam ứng viên ôm máy chạy mất ai ngờ được tuyển thẳng - Ảnh 2.

Vì đã qua các vòng trước nên đến vòng này, Giám đốc đã ra luôn đề bài cho anh Lý: Anh đến đây ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, vậy hãy làm cách nào bán chiếc máy tính cũ trên bàn cho tôi với giá 5.000 tệ (khoảng gần 20 triệu đồng).

Ngay lúc đó, đầu óc anh Lý có chút quay cuồng vì không biết phải xử lý ra sao nhưng anh nảy ra một ý và tự tin đáp: "Hãy cho tôi 5 phút, tôi sẽ để anh chủ động đưa tiền cho tôi". Giám đốc không tin, chỉ lắc đầu cười nhẹ nhìn anh Lý bê chiếc máy tính rời khỏi phòng. Nhưng 1 giờ đồng hồ vẫn không thấy anh Lý quay lại, vị Giám đốc liên lạc thì anh Lý nói: "Tôi đã về nhà và biết trong máy tính có nhiều thông tin mà anh muốn, nếu đồng ý trả 5.000 tệ thì tôi sẽ mang nó trở lại".

Kết quả là vị Giám đốc phải đồng ý với anh Lý để anh mang chiếc máy tính quay trở lại. Tuy nhiên, Giám đốc không hề tức giận mà ngay lập tức tuyển anh Lý vì thấy được sự mạnh dạn và nhìn thấu được tâm lý khách hàng. Vì vậy, thấy được rằng trong lĩnh vực kinh doanh cần nắm bắt tốt tâm lý khách hàng và khả năng tư duy, sáng tạo. Đó là những gì nhà tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên, nên hãy luôn cố gắng bộc lộ điều đó.

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại