Phó giám đốc công ty lớn đi làm shipper: Đối với người bình thường, kiếm tiền đã khó, đến tuổi trung niên lại càng khó hơn, nhớ tiết kiệm khi còn có thể!

Cẩm Thi |

Khi có thời gian, hãy kiếm nhiều tiền hơn. Khi không có gì làm, hãy tập tiết kiệm nhiều hơn. Bởi trong nhiều trường hợp, tiền mới chính là cảm giác an toàn!

1. Kiếm tiền đã khó, đến tuổi trung niên lại càng khó

Để trải nghiệm cuộc sống của người bình thường, một phó giám đốc ở Bắc Kinh đã quyết định dành ra một ngày đi làm shipper.

Phó giám đốc công ty lớn đi làm shipper: Đối với người bình thường, kiếm tiền đã khó, đến tuổi trung niên lại càng khó hơn, nhớ tiết kiệm khi còn có thể! - Ảnh 1.

Cứ tưởng làm shipper cũng dễ thôi, chỉ cần chạy xe loanh quanh, không ngờ qua một ngày lại thấy mệt như vậy.

Bởi vì chưa quen với "công việc mới", nên lúc đầu anh ta không tìm được nơi để giao hàng. Lúc lấy cơm thì vội vàng, không kịp nghỉ ngơi đã vội phóng xe đi.

Đến giờ cao điểm buổi trưa, đơn đặt hàng từ đâu tới tấp. Mà khi mang đồ đi giao, lại gặp kẹt xe, chỉ có thể thấp thỏm đứng đợi.

Phó giám đốc công ty lớn đi làm shipper: Đối với người bình thường, kiếm tiền đã khó, đến tuổi trung niên lại càng khó hơn, nhớ tiết kiệm khi còn có thể! - Ảnh 2.

Phó giám đốc Vương đi giao hàng

Hết một ngày, anh ấy bị phạt rất nhiều vì đã giao muộn giờ. Phó giám đốc Vương chỉ giao được 6 đơn hàng, thu về 41 tệ (147.600 VND), vậy mà còn bị khấu trừ tiền,…

Anh ấy ngồi bên lề đường buồn bã nói:

"Thật không dễ dàng gì, kiếm tiền sao khó quá!"

Sau đó, một shipper làm lâu năm còn nói với anh ấy rằng: "Chỉ ngồi trong văn phòng thì sẽ không biết được nỗi khổ của chúng tôi đâu."

Bước vào tuổi trung niên, nếu như có 20% số người được ở cao tầng, ăn mặc tươm tất, thì có đến 80% số người phải bươn chải vì miếng cơm manh áo.

Đối với người bình thường, kiếm tiền đã khó, vậy mà đến một độ tuổi nào đó, kiếm tiền lại càng khó khăn hơn!

Phó giám đốc công ty lớn đi làm shipper: Đối với người bình thường, kiếm tiền đã khó, đến tuổi trung niên lại càng khó hơn, nhớ tiết kiệm khi còn có thể! - Ảnh 3.

2. Người nghèo, thường rất khó tiết kiệm tiền

Trong xã hội luôn tồn tại một số người thế này: "Càng nghèo lại càng khó để dành tiền tiết kiệm."

Họ ít khi cảm nhận được "mùi vị" đồng tiền, vì vậy có trong tay bao nhiêu liền tiêu xài hết.

Trong tâm lý học, người ta gọi nó là "tâm lý đền bù."

Quyển sách "Cha giàu, cha nghèo" đã nói rõ về những lý do khiến người nghèo không thể giàu. Bởi vì họ không học được cách trì hoãn việc thỏa mãn ham muốn nào đó.

Kiếm được tiền, họ sẽ mua một thùng bia về tự thưởng cho chính mình, ăn một bữa thật ngon. Tệ hơn, có người còn tiêu dùng trước thời hạn lãnh lương, để cuối tháng chỉ có thể ăn mì gói tạm qua ngày.

Nhưng một khi con người rơi vào vũng lầy của dục vọng, sẽ rất dễ bị dục vọng sai khiến.

Chị họ tôi là một người không thể tiết kiệm tiền. Nhìn phòng của cô ấy cũng biết ngay, đủ loại sản phẩm chăm sóc da,…

Cô ấy cho rằng: "Còn trẻ thì phải biết hưởng thụ cho chính mình."

Rồi một ngày, khi chú tôi đổ bệnh đột ngột, gia đình lại không đủ tiền, trong thẻ ngân hàng của cô ấy chẳng còn dư dả bao nhiêu, lúc đó cô ấy mới vội vã bán đi những vật phẩm xa xỉ của mình.

Tiết kiệm tiền không phải dễ, nhưng bạn hãy cố gắng làm được điều này, vì đây chính là đường lui giúp bạn đối mặt với những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

Phó giám đốc công ty lớn đi làm shipper: Đối với người bình thường, kiếm tiền đã khó, đến tuổi trung niên lại càng khó hơn, nhớ tiết kiệm khi còn có thể! - Ảnh 4.

3. Lấy tiết kiệm làm kỷ luật, nuôi dưỡng nó thành thói quen

Hầu hết nhiều người không thể tiết kiệm tiền vì hai lý do:

Thứ nhất: Không thể kiểm soát được ham muốn tiêu tiền.

Thứ hai: Không có thói quen tiết kiệm tiền.

Để giải quyết vấn đề đầu tiên, bạn nên hiểu một điều: "Có nhiều đồ đạc, chúng ta không nhất thiết phải mua về trong thời điểm hiện tại."

Chẳng hạn: áo len giảm giá. Bạn thấy nó rẻ, bạn mua về, nhưng chỉ mặc đi chơi được hai lần.

Những thứ lặt vặt, tuy ít tiền, nhưng càng nhiều sẽ càng tốn diện tích phòng và tiền bạc.

Thế nên, cách giải quyết chính là hãy đặt ra cho mình một nguyên tắc tiêu tiền: Chỉ chi tiêu cho thời điểm hiện tại.

Không nên tiêu tiền vượt quá khả năng của mình, cũng không nên tiêu vào những thứ chưa thực sự cần thiết!

Bạn không thể biết trước tương lai sẽ thế nào, rất có thể món đồ bạn thích hiện tại, tương lai bạn lại không còn thích nó nữa.

Nguyên tắc tiêu tiền thứ hai: Giá trị mới là thứ thiết thực.

Thà bỏ ra 2 tệ (7000 VND) để mua những thứ hữu ích, còn hơn bỏ ra 1 tệ (3500 VND) để mua những thứ vô bổ.

Hãy xem tiết kiệm là một dạng tự kỷ luật bản thân. Chỉ cần bạn làm được những điều này, tiết kiệm tiền sẽ không còn là việc quá khó nữa.

Thứ nhất: Lập sổ kết toán, hạch toán.

Ghi lại tất cả những thứ bạn đã chi tiêu, sau đó xem xét cho lần sau, chỉnh sửa những thói quen chi tiêu không tốt của bản thân!

Thứ hai: Lập kế hoạch tiết kiệm

Khi bắt đầu lập kế hoạch, hãy nhớ rằng bản thân phải quyết tâm, dù chỉ lười biếng vài ngày, thì cũng rất có thể làm hỏng mọi thứ.

Tiết kiệm cũng cần có phương pháp. Như phương thức gửi tiền trong 52 tuần hoặc 365 ngày,… Chỉ cần chọn được cách phù hợp với mình nhất, bạn sẽ tiết kiệm được dần dần rất nhiều tiền.

Sau khi nghỉ hưu, ai có tiền tiết kiệm thì người đó an nhàn hơn. Kiếm tiền là khả năng cần thiết, còn tiết kiệm là một cách để đề phòng.

Kiếm tiền rất khó, nhưng tiêu lại rất nhanh. Do đó, hãy cố gắng tiết kiệm thật nhiều, bởi trong nhiều trường hợp, tiền mới chính là cảm giác an toàn!

(weixin)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại