Kết quả nghiên cứu này vừa đã được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi loài cá tráp biển sau khi cho chúng làm quen trong môi trường điều kiện thuận lợi hoặc bất thuận lợi nhằm kích chúng tạo nên trạng thái cảm xúc. Họ quan sát thấy cá tráp có phản ứng khác nhau trước cùng một kích thích dựa theo cách chúng đánh giá tình hình.
Các nhà nghiên cứu phát hiện những phản ứng tình cảm của cá thông qua đánh giá hành vi tương tác hay lẩn trốn của chúng, thông qua việc đo cortisol, một hócmôn phát tiết khi căng thẳng cũng như đánh giá vùng não được kích hoạt và được biết là có liên quan tới các trạng thái cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực.
Theo Trưởng nhóm nghiên cứu Rui Oliveira, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng minh được rằng loài cá có thể có những phản ứng sinh học và thần kinh học trong hệ thần kinh trung ương trước những kích thích tình cảm.
Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh được rằng, một số loài động vật như loài linh trưởng và loài có vú có các trạng thái cảm xúc nhưng chưa rõ liệu trạng thái này của chúng là vô thức hay có ý thức.
Đánh giá trạng thái cảm xúc ở loài vật không phải là việc dễ làm bởi nó liên quan tới sự thay đổi về hành vi, sinh lý học, thần kinh học và di truyền học.
Tuy nhiên, phát hiện mới này cho thấy khả năng đánh giá kích thích tình cảm có thể xuất phát từ cơ sở thần kinh đơn giản hơn so nhận thức trước đây cho rằng chúng được duy trì thông qua quá trình tiến hóa của loài vật.