Metan (CH4 ) là một loại khí quan trọng trong cuộc sống và đóng vai trò tham gia và xúc tác hàng loạt các phản ứng hóa học. CH4 tập trung và phân rã nhiều trong bầu khí quyển, hơn cả khí CO2. Nó cũng là mối đe dọa, làm Trái Đất nóng lên gấp 28-36 lần so với các khí nhà kính khác (CO2, N2O, CFC...)
Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Queen Mary tại London, Anh mới đây tìm thấy một hồ chứa kỷ lục lượng khí CH4 ở khu vực Thái Bình Dương, tiềm ẩn hiểm họa khôn lường.
Khí metan "tập trung" quá nhiều ở khu vực Thái Bình Dương có thể ẩn chứa những mầm họa không tưởng. Ảnh: Iflscience
Qua việc thu thập và phân tích trầm tích dưới đáy biển, nhóm nghiên cứu khẳng định, trữ lượng khí CH4 ở "động không đáy" này có thể kéo dài từ bờ biển phía tây của Guatemala (một quốc gia ở Trung Mỹ) đến bờ biển Hawaii. Khoảng cách "càn quét" có thể lên tới 8.000 km.
Điều đáng chú ý là nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí Hiệp hội Quốc tế về Sinh thái học rằng, đây là mỏ khí metan trên biển lớn nhất thế giới.
Một lượng lớn khí nhà kính metan là do động vật nhai lại phát thải ra môi trường. Ảnh: Civil Eats
Theo các nhà nghiên cứu, metan có ở nhiều nguồn khác nhau. Nó có thể tồn tại trong dạ dày của gia súc nhai lại và nhiều nguồn tự nhiên. Tuy nhiên, một số lượng lớn khí metan từ tự nhiên bị mắc kẹt trong các vùng đất đóng băng của Siberia và Bắc Mỹ và vô tình bị "nhốt" lại trong các lớp trầm tích ở sâu dưới đại dương.
Những nơi ẩn chứa khí metan thường hình thành khi mà một số loại vi khuẩn nhất định phá vỡ các hợp chất hữu cơ trong điều kiện oxy thấp.
Theo thời gian, trục khí metan được thiết lập và thường bị đóng băng, tạo thành hợp chất rắn có tên là "Metan Hydrat" (hay còn gọi là nước đá hay băng cháy). Khi băng nóng lên hoặc có tính axit hơn, cấu trúc băng trở nên bất ổn và bắt đầu rò rỉ.
Rò rỉ khí metan dưới đáy biển có thể gây nên nhiều thảm họa tàu thuyền chìm và ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật biển. Ảnh: Internet
Nghiên cứu về miệng núi lửa ngoài khơi bờ biển của Na Uy tiết lộ rằng khí mêtan này không ổn định và có nguy cơ phát nổ. Những vụ nổ này không những lớn mà còn gây thương tổn cao cho người và vật gần đó.
Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 56 triệu năm trước đây, Trái Đất đã trải qua một khoảng thời gian ấm lên nhanh chóng, nhiệt độ tăng lên từ 5-8 ° C chỉ trong 20.000 năm.
Được biết đến là giai đoạn Trái đất ấm lên vào thời cổ xưa (Paleocene-Eocene Thermal Maximum - PETM), đã đánh dấu sự kết thúc của kỷ Cổ Cận và bắt đầu kỷ Thủy Tân, kéo dài đến khoảng 33,9 triệu năm trước.
Sự kiện PETM được cho là điểm nhấn khơi mào cho một số loài bị tuyệt chủng và nguyên nhân phần lớn đổ lỗi cho khí metan.
Con người – Tác nhân gây biến đổi khí hậu
PETM được coi là sự kiện biến đổi khí hậu đầu tiên của Trái Đất. Nhưng với tốc độ hiện tại của nóng lên toàn cầu do con người gây nên thì mạnh gấp 40 lần sự kiện PETM cách đây hàng chục triệu năm.
Trái đất đang nóng dần lên. Ảnh: Internet
Các hoạt động của con người như nạo vét dầu mỏ, cài đặt các giàn khoan dầu có thể làm khuấy động biển và di chuyển một số vùng nước giàu khí metan lên bề mặt và gây nên những hệ quả xấu khó lường
Ảnh hưởng đáng sợ của biến đổi khí hậu. Ảnh: Internet
Cụ thể, khu vực chứa trữ lượng khí metan lớn nhất thế giới ở Thái Bình Dương là một "địa ngục" thực sự cho sinh thái phát triển, nơi oxy chạm ngưỡng thấp kỷ lục, khiến cá và các động vật biển khác không thể tồn tại.
Do đó, các nhà khoa học lo ngại, bất cứ một sự giải phóng khí metan đột ngột từ các lớp băng hay từ thủy quyển cũng có thể gây nên một sự biến đổi lớn về khí hậu trên toàn cầu, đặc biệt là ở bể chứa khí metan lớn nhất trên thế giới mới được phát hiện.
Nguồn: Iflscience, Independent