Tìm ra cách giúp ao, hồ "đề kháng" CO2, giảm biến đổi khí hậu

Nguyễn Hằng |

Giới khoa học tiến hành thí nghiệm tăng nhiệt độ thêm 5 độ C trên loạt ao nhân tạo trong hơn 7 năm để nghiên cứu những tác động về việc phát thải khí nhà kính diễn ra ở đây.

Theo nghiên cứu của Đại học Exeter và Đại học Queen Mary ở London, Anh cho biết, phát hiện dấu hiệu thay đổi trong năm đầu tiên đã trở thành mục tiêu nghiên cứu trong suốt một thời gian dài.

Sau bảy năm, khả năng của các ao nước thí nghiệm hấp thụ khí CO2 đã giảm gần một nửa, đồng thời giải phóng CH4 tăng gần gấp đôi.

CO2  là khí dễ hòa tan trong nước. Nguồn sản sinh chủ yếu trong ao, hồ là do quá trình hô hấp của sinh vật và có thể tồn tại qua các dạng bicarbonate hoặc carbonate. Nếu hàm lượng này có quá nhiều trong nước có thể gây hại cho các sinh vật.

Tìm ra cách giúp ao, hồ đề kháng CO2, giảm biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Hệ thống ao nhỏ nhân tạo được sử dụng trong thí nghiệm. Ảnh: Đại học Exeter.

Theo các nhà nghiên cứu, ao hồ chiếm khoảng 4% bề mặt Trái Đất (trừ khu vực được bao phủ bởi những dòng sông băng và các tảng băng) nhưng chúng là nguồn phát ra lượng lớn khí mêtan và CO2 vào khí quyển. Diện tích ao dưới một m2 phát ra khoảng 40% khí thải CH4 từ các vùng nước nội địa.

Carbon đi vào ao hồ ở dạng vật chất hữu cơ (như lá rơi hoặc đất lơ lửng trong dòng nước thải). Một số cacbon lắng xuống đáy hồ và được lưu giữ ở dạng trầm tích, nhưng một số được thải trở lại vào khí quyển ở dạng CO2 và  CH4

Giống như tất cả các quá trình sinh học, khí thải từ ao hồ  phụ thuộc vào nhiệt độ, tăng và giảm. Nhiệt độ càng tăng thì lượng CO2 và CH4 trong ao hồ càng ít và ngược lại. 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các loài sinh vật dưới ao, hồ, các nhà nghiên cứu cho rằng nên điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với tình hình thời tiết và nhiệt độ không khí bên ngoài.  

Theo Gabriel Yvon-Durocher, giáo sư tại Viện môi trường và phát triển bền vững tại Đại học Penryn Campus Exeter ở Cornwall (Anh) nhận định:

"Đây là thí nghiệm đầu tiên để điều tra những ảnh hưởng lâu dài của sự nóng lên trong các hệ sinh thái thủy sinh. 

Với những đóng góp đáng kể trong việc giảm thiểu thải khí nhà kính, thí nghiệm đột phá trên ao hồ có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách thích ứng và kiểm soát được hiện tượng nóng lên toàn cầu".

Tìm ra cách giúp ao, hồ đề kháng CO2, giảm biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Giải pháp mới có thể giúp các nhà khoa học hạn chế được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh: Internet

"Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng sự nóng lên về cơ bản có thể làm thay đổi sự cân bằng carbon trong các ao nhỏ, giảm khả năng hấp thụ khí CO2 và hạn chế sự gia tăng của khí CH4. Điều này cuối cùng có thể thúc đẩy hướng thay đổi tích cực của biến đổi khí hậu".

Hiệu ứng như vậy được các nhà nghiên cứu gọi là "phản hồi tích cực" ở ao hồ - nơi mà hậu quả của sự nóng lên toàn cầu có tác động ghê gớm làm thay đổi sinh quyển.

Giáo sư Yvob-Durocher cho biết, những hiệu ứng tích cực từ thí nghiệm gia tăng nhiệt độ trong các ao hồ là khác nhau, nơi mà xuất hiện ảnh hưởng lớn ban đầu của sự nóng lên sẽ giảm dần trong một thời gian dài.

Tìm ra cách giúp ao, hồ đề kháng CO2, giảm biến đổi khí hậu - Ảnh 3.

Phương pháp tập trung vào mục tiêu thay đổi chu trình carbon trong các ao hồ, nhằm kiểm soát tình trạng phát thải khí nhà kính vào khí quyển Trái Đất. Ảnh: Wired

Đây được gọi là hiệu ứng gia tốc trong ao hồ, trong đó chúng có thể có tác động nghiêm trọng đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện tại chúng vẫn chưa được đưa vào mô hình của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu tập trung vào sự nóng lên có thể làm thay đổi chu trình carbon trong các ao hồ thử nghiệm. 

Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu có thể giúp kiểm soát tình trạng bùng phát khí thải nhà kính tích tụ và phát ra trong các ao hồ để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các sinh quyển, hệ sinh thái trên Trái Đất.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change.

Nguồn: Phys.org

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại