Theo đó, Abu Dhabi dự định sẽ dùng máy bay Rafale thay thế hoàn toàn các đơn vị máy bay chiến đấu Mirage 2000-9 hiện có. Như vậy, số lượng máy bay Rafale đặt mua có thể lên tới con số 60 và nhiều hợp đồng phụ cung cấp vũ khí, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng khác.
Trong khi đó, hôm 26-1, Ấn Độ đã công bố kế hoạch mở thầu tìm mua ít nhất 57 máy bay chiến đấu hải quân mới để trang bị trên các tàu sân bay tương lai.
Giới chức New Delhi đang rất lưu tâm tới phiên bản Rafale-M, khi các máy bay Rafale Không quân Ấn Độ tiếp nhận trước đó có tính năng chiến đấu rất tốt. Đối thủ của máy bay Rafale tại Ấn Độ sẽ là F-35, F/A-18E/F và Mig-29K.
Máy bay chiến đấu Rafale / Getty.
Giới chuyên gia quân sự quốc tế dự đoán, với hai hợp đồng lớn nói trên, nếu thành công sẽ mang lại cho hãng chế tạo Pháp Dassault hàng tỷ USD và các đơn hàng mua bổ sung, nâng cấp trong tương lai.
Ngoài ra, việc có thêm các hợp đồng xuất khẩu mới với Ấn Độ và UAE sẽ tạo động lực cho các quốc gia còn ngần ngại đặt mua máy bay Rafale quyết tâm sở hữu "niềm tự hào" của công nghệ hàng không Pháp này.
Được biết, trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu vũ khí-trang bị của Pháp đã bất ngờ có mức tăng kỷ lục một phần nhờ hợp đồng cung cấp máy bay Rafale cho nước ngoài.
Là niềm tự hào của ngành công nghiệp chế tạo hàng không Pháp, sau khi nước này quyết định rút khỏi chương trình Eurofighter (1981) của châu Âu, Rafale với kết cấu cánh delta có thể đạt tốc độ bay tối đa lên tới March 2 (2.390 km/giờ) và tầm hoạt động gần 3.700km.
Dòng máy bay do hãng Dassault Aviation phát triển này được trang bị hàng loạt công nghệ tiên tiến của Pháp về động cơ (M88-4E), ra-đa mạng định pha chủ động (Thales RBE2 AA), công nghệ "tàng hình" và các trang thiết bị điện tử hàng không hiện đại khác.
Trang bị vũ khí chính của Rafale bao gồm một pháo hàng không GIAT 30/719B 30mm và 14 mấu treo cứng bên dưới thân và cánh để lắp bình nhiên liệu phụ và các loại vũ khí đối không, đối đất theo chuẩn Pháp và NATO.