Ông Biden ngồi ghế Nhà Trắng, "cuộc phiêu lưu" của Nga đến hồi kết?

Mạnh Kiên |

Chính quyền Biden có thể tái khởi động "cỗ máy chiến tranh" NATO để thách thức chủ nghĩa phiêu lưu của Nga.

Trong giai đoạn vận động tranh cử, Joe Biden cho biết ông sẽ đảo ngược nhiều sáng kiến ​​chính sách đối ngoại "xa rời quốc tế" của chính quyền Donald Trump, cùng với đó là bắt tay vào hàn gắn mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mà tổng thống đắc cử Mỹ cho là chìa khóa cho sự ổn định ở châu Âu trong 75 năm qua.

Ông cho biết sẽ có quan điểm cứng rắn hơn đối với Nga, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine.

Ông Biden ngồi ghế Nhà Trắng, cuộc phiêu lưu của Nga đến hồi kết? - Ảnh 1.

Ông Biden sẽ hàn gắn NATO để tạo thành đối trọng với Nga.

Tuy nhiên, ông Biden sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn đang gây sự chia rẽ sâu sắc trong nước - bao gồm dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp cao, căng thẳng chủng tộc và bất bình đẳng ngày càng gia tăng – điều có thể khiến các sáng kiến ​​chính sách đối ngoại của ông không đi theo ý muốn.

Hàn gắn NATO

Biden cho biết, ông sẽ tìm cách hàn gắn mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vốn bị tổn hại với Liên minh châu Âu (EU) và NATO, do chính quyền Trump áp thuế đối với một số hàng hóa châu Âu và rút khỏi các thỏa thuận quốc tế.

Trái ngược với ông Trump, người vào năm 2016 gọi NATO là "lỗi thời", ông Biden đã gọi đây là "liên minh chính trị-quân sự hiệu quả nhất trong lịch sử hiện đại" và nói rằng họ phải duy trì trạng thái trong khi thích ứng với các loại mối đe dọa mới từ Nga.

"Để chống lại sự xâm lấn của Nga, chúng ta phải giữ cho khả năng quân sự của liên minh sắc bén, đồng thời mở rộng khả năng đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống, chẳng hạn như vũ khí hóa, thông tin sai lệch và trộm cắp không gian mạng", ông Biden viết trên tạp chí Foreign Affairs vào năm 2020.

Biden cho biết ông sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời gọi Moscow là "đối thủ" cũng như "mối đe dọa" lớn nhất đối với an ninh của Mỹ hiện nay.

Ông đã chỉ trích Điện Kremlin về các hành động bao gồm sự sáp nhập Crimea và vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông cũng cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, điều mà phía Nga liên tục bác bỏ.

"Không giống như Trump, tôi sẽ bảo vệ các giá trị dân chủ của chúng ta và chống lại những người chuyên quyền như Putin", ông Biden nói trong một bài đăng Twitter vào tháng 8.

Ông cũng đe dọa trừng phạt Moscow nếu nước này can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020 và bác bỏ ý tưởng của ông Trump về việc mời Nga trở lại nhóm G7.

Biden ủng hộ việc hủy bỏ đường ống Nord Stream 2 do Điện Kremlin hậu thuẫn để vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức. Những người phản đối dự án đường ống này nói rằng nó sẽ tước đi khoản phí vận chuyển đáng kể của Ukraine từ Nga và tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào xuất khẩu năng lượng của Nga.

Ông Biden ngồi ghế Nhà Trắng, cuộc phiêu lưu của Nga đến hồi kết? - Ảnh 3.

Những định hướng đối ngoại của ông Biden có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề trong nước.

Biden cho biết ông sẽ gia hạn New START, hiệp ước vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại với Nga, đồng thời theo đuổi các cuộc đàm phán về một hiệp ước mới, áp đặt giới hạn đối với kho vũ khí hạt nhân chiến lược của hai nước.

Chính quyền Trump đã từ chối đề xuất của Moscow về việc kéo dài New START. Biden lập luận rằng hiệp ước có lợi cho an ninh của Mỹ và nên được gia hạn trong khi tìm kiếm một hiệp định mới.

Trong khi lập trường của ông Biden về Nga cho thấy căng thẳng giữa Washington và Moscow sẽ tiếp tục gia tăng và có khả năng trở nên tồi tệ hơn khi ông nhậm chức.

Không thiết lập lại

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Biden đã chỉ ra sự khác biệt của mình với Tổng thống Donald Trump về vấn đề Nga, cáo buộc đối thủ đảng Cộng hòa đã quá "mềm mỏng" với người đồng cấp Putin.

Tuy nhiên theo VOA, quan điểm của các ứng viên trong chiến dịch tranh cử và khi bắt tay vào công việc lại có thể khác nhau, đôi khi vì họ có ít sự lựa chọn do hoàn cảnh hoặc diễn biến của sự kiện.

David Kramer, người từng là trợ lý ngoại trưởng dười thời George W. Bush, cho rằng, Biden sẽ phải tập trung phần lớn vào các vấn đề trong nước, do tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Ông cũng lưu ý rằng việc thiết lập lại quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Biden sẽ trở nên phức tạp bởi các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, do cả chính quyền Obama và Trump áp đặt trước đó.

Chuyên gia Heather Williams thuộc Chatham House của Anh mong đợi chính quyền Biden tập trung vào việc củng cố NATO để thách thức chủ nghĩa phiêu lưu của Nga.

"Một mặt, Mỹ phải duy trì một biện pháp răn đe mạnh mẽ và khôi phục uy tín với các đồng minh. Đồng thời, họ phải theo đuổi việc kiểm soát vũ khí và các cơ hội giảm thiểu rủi ro khác", bà nói với VOA.

Trước bầu cử Mỹ năm nay, ông Putin cho biết Moscow sẽ làm việc với bất kỳ ai chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng hiện tại Nga vẫn chưa có bình luận chính thức nào về chiến thắng của ông Biden.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại